Yêu cầu đối với việc biên soạn, giảng dạy, học tập chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương năm 2022?

Tôi muốn hỏi về việc Thực hiện giảng dạy bồi dưỡng lãnh đạo, giảng viên. Thực hiện giảng dạy bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giảng viên quản lý cấp huyện và tương đương như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu biên soạn bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giảng viên được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 424/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:

"1. Đối với việc biên soạn tài liệu
a) Các chuyên đề lý thuyết cập nhật, nâng cao những kiến thức về nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp huyện, về quản trị địa phương.
b) Các chuyên đề kỹ năng gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp huyện.
c) Các chuyên đề được thiết kế theo cấu trúc “mở”, để giảng viên cập nhật, cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng hiện đại, phù hợp thực tiễn của địa phương (cấp huyện).
d) Nội dung chương trình không chồng chéo và trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước khác. Các chuyên đề phải được bố cục logic, hài hòa về mặt kiến thức và thời lượng thực hiện.
e) Tài liệu bồi dưỡng: Phải có câu hỏi gợi ý thảo luận, danh mục tài liệu tham khảo sau mỗi chuyên đề."

Như vậy, việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giảng viên được quy định như trên.

Thực hiện giảng dạy bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giảng viên quản lý cấp huyện và tương đương như thế nào?

Yêu cầu đối với việc biên soạn, giảng dạy, học tập chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương năm 2022?

Thực hiện giảng dạy bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giảng viên như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 424/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:

Đối với việc giảng dạy:

Giảng viên

- Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời có kiến thức, nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực;

- Trình bày chuyên đề báo cáo là giảng viên hoặc nhà quản lý, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước, có khả năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Giảng viên và giảng viên thỉnh giảng cần nghiên cứu tài liệu, cập nhật các văn bản mới, kiến thức mới, tập hợp, biên soạn các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng, sát với nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp huyện; chuẩn bị giáo án, tài liệu trước khi giảng dạy; giới thiệu tài liệu tham khảo phù hợp với từng chuyên đề;

- Học viện Hành chính Quốc gia quy định cụ thể tiêu chuẩn giảng viên (không thấp hơn quy định của pháp luật) giảng dạy chương trình này đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Phương pháp và đồ dùng giảng dạy

- Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;

- Tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng học tập, rèn luyện, rút ra kinh nghiệm sau mỗi chuyên đề. Trong thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý nhằm phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập;

- Căn cứ chương trình, Học viện Hành chính Quốc gia sắp xếp lịch học cho từng lớp, có thể chia thành các đợt với hình thức bồi dưỡng phù hợp;

- Đồ dùng giảng dạy: Bảng viết, bảng giấy, bút viết, máy chiếu, giấy A4, A0… và phòng học thích hợp cho thảo luận nhóm.

Số lượng học viên

- Căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí số lượng học viên/lớp hợp lý, phù hợp với việc sử dụng phương pháp giảng dạy của chương trình.

Như vậy, Thực hiện giảng dạy bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giảng viên được quy định như trên.

Quy định về việc tham gia học tập của học viên, lãnh đạo, giảng viên?

Căn cứ mục 3 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 424/QĐ-BNV năm 2022 được quy định như sau:

Đối với việc học tập của học viên bao gồm:

- Tham gia học tập đầy đủ thời gian của chương trình theo quy định.

- Chủ động, trách nhiệm trong học tập; nghiên cứu trước tài liệu học tập (tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện là bắt buộc; ngoài ra còn có tài liệu tham khảo khác, phù hợp với nội dung chuyên đề).

- Chuẩn bị câu hỏi, bài tập tình huống và tích cực tham gia thảo luận.

- Tích cực, sáng tạo trong thực hành các kỹ năng để có thể ứng dụng vào thực tế công việc sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng.

Như vậy, việc học tập của học viên, lãnh đạo, giảng viên được quy định như trên.

Chương trình bồi dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chương trình bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hóa thể thao và du lịch gồm các chuyên ngành nào?
Pháp luật
Cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị, thí nghiệm năm 2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung kiến thức chung của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ mới nhất ra sao?
Pháp luật
Khi nào thì viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi bồi dưỡng ở trong nước? Điều kiện cụ thể cho viên chức được cử đi bồi dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Viên chức lãnh đạo quản lý tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý những tài liệu bồi dưỡng nào? Nội dung quản lý chương trình bồi dưỡng viên chức ra sao?
Pháp luật
Xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức sẽ có cấu trúc như thế nào?
Pháp luật
Từ 19/05/2022, dự kiến 900 cán bộ, công chức cấp xã lĩnh vực quản lý nhà nước tại UBND phường Hà Nội được tham gia chương trình đào tạo theo Đề án mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình bồi dưỡng
1,213 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình bồi dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình bồi dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào