Yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh như thế nào?
- Khái niệm Cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch là gì?
- Yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch tổng thể quốc gia được tổ chức theo mấy chủ đề dữ liệu?
Ngày 26/6/2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Khái niệm Cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch là gì?
Tại khoản 1, khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT đã quy định về khái niệm:
- Cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch bao gồm văn bản điện tử của hồ sơ quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt và cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch.
- Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch là tập hợp có tổ chức các dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng trên nền cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
Yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh như thế nào? (Hình internet)
Yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT quy định:
Yêu cầu về nội dung chủ yếu và kỹ thuật thể hiện sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
1. Nội dung chủ yếu của sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Vị trí, phạm vi ranh giới, hướng tuyến của các đối tượng địa lý được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với các căn cứ pháp lý có liên quan theo quy định của pháp luật và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định có liên quan. Trường hợp chưa đủ căn cứ pháp lý xác định chính xác vị trí, phạm vi ranh giới, hướng tuyến của đối tượng địa lý quy hoạch, thì thể hiện ký hiệu về vị trí, phạm vi ranh giới, hướng tuyến dự kiến của đối tượng địa lý trên sơ đồ, bản đồ của quy hoạch. Vị trí, phạm vi ranh giới, hướng tuyến chính xác của đối tượng địa lý trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được cụ thể hóa trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, hoặc trong giai đoạn lập, thẩm định, chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các chương trình, dự án. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân công nhiệm vụ lập quy hoạch chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính đầy đủ và tuân thủ quy định của nội dung và kỹ thuật thể hiện sơ đồ, bản đồ quy hoạch thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm phù hợp với văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
b) Bố cục trình bày và hệ thống ký hiệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bổ sung các nội dung của sơ đồ, bản đồ và ký hiệu, chú giải thuyết minh của Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư này để thể hiện nội dung quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt và bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật có liên quan.
4. Việc xác định mức độ ưu tiên các đối tượng địa lý thể hiện trên sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh bảo đảm nguyên tắc sau:
a) Các đối tượng địa lý về nội dung chính của quy hoạch được ưu tiên thể hiện trên sơ đồ, bản đồ quy hoạch;
b) Thứ tự ưu tiên thể hiện các đối tượng địa lý: các đối tượng địa lý dạng điểm, các đối tượng địa lý dạng tuyến, các đối tượng địa lý dạng vùng;
c) Ký hiệu trên bản đồ của đối tượng địa lý có mức độ ưu tiên thấp hơn được dịch chuyển sang vị trí bên cạnh ký hiệu của đối tượng địa lý có mức độ ưu tiên cao hơn.
Như vậy, tyu cầu về nội dung chủ yếu và kỹ thuật thể hiện sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch tổng thể quốc gia được tổ chức theo mấy chủ đề dữ liệu?
Tại Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT quy định Cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được đóng gói thành 01 gói Geodatabase (* .gdb) và được tổ chức theo 14 chủ đề dữ liệu như sau:
- Kinh tế - xã hội và đầu tư;
- Xây dựng;
- Công nghiệp và thương mại;
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tài nguyên và môi trường
- Văn hóa, thể thao và du lịch;
- Giao thông vận tải;
- Thông tin và truyền thông;
- Khoa học và công nghệ;
- Y tế;
- Giáo dục và đào tạo;
- Lao động - Thương binh và xã hội;
- Quốc phòng, an ninh;
- Ngoại giao.
Quy cách đặt tên gói dữ liệu, chủ đề dữ liệu, lớp dữ liệu và trường thông tin của cơ sở dữ liệu địa lý quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định tại mục 1 của Phụ lục III kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT.
Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 10/8/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?