Họ và tên nào ba mẹ không được phép đặt cho con tại Việt Nam? Mẹ có được toàn quyền quyết định lựa chọn họ và tên cho con hay không?
Họ và tên nào ba mẹ không được phép đặt cho con tại Việt Nam?
Quyền có họ và tên là một trong những quyền dân sự cơ bản của mỗi công dân theo quy định của pháp luật dân sự.
Cụ thể quyền này được quy định tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
...
Tuy nhiên, khi lựa chọn họ và tên cho con ba mẹ cần lưu ý những cái tên không được đặt tại Việt Nam, cụ thể tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền có họ, tên
...
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
...
Theo đó, khi lựa chọn họ và tên cho con, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tên của con không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, hiện tại pháp luật dân sự chưa giải thích rõ hay đưa ra ví dụ cụ thể về trường hợp việc đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Tên của con không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
- Tên của con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật dân sự có thể hiểu nếu con sinh ra mang quốc tịch Việt Nam thì ba mẹ phải đặt tên con bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
Trong trường hợp con sinh ra có ba hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài nhưng con mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn phải đặt tên cho con theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp con sinh ra mang quốc tịch nước ngoài thì không áp dụng quy định này. Trường hợp này được quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:
Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
...
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
- Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ
Các ký tự đặc biệt có thể kể đến như !, @, $, % và các số đều không được phép xuất hiện trong họ và tên của con.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn họ và tên của con còn phải tuân thủ những quy định tại theo thông tư Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
...
Theo đó, khi lựa chọn họ và tên cho con, ba mẹ còn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tên con phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.
Ngoài sự phù hợp về pháp luật trong cách lựa chọn họ và tên cho con đã được phân tích bên trên thì tên của con còn phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, nhưng hiện tại vẫn chưa có quy định hay ví dụ cụ thể trong trường hợp này.
- Tên con không đặt quá dài và khó sử dụng, tuy hiện tại vẫn chưa có quy định giới hạn cụ thể về độ tài tên của cá nhân nhưng ba mẹ nên lưu ý việc lựa chọn họ và tên của con để tránh vi phạm quy định này.
Họ và tên nào ba mẹ không được phép đặt cho con tại Việt Nam? Mẹ có được toàn quyền quyết định lựa chọn họ và tên cho con hay không? (Hình từ Internet)
Mẹ có được toàn quyền quyết định lựa chọn họ và tên cho con hay không?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc lựa chọn họ và tên cho con được xác định theo thỏa thuận của ba, mẹ, trong trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
...
Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trong trường hợp không xác định được người ba thì khi đăng ký khai sinh người mẹ có toàn quyền lựa chọn họ và tên cho con, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Cụ thể như sau:
Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
...
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
...
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh cho con?
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con được quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?