Hòa giải ở cơ sở là gì? Hòa giải ở cơ sở được tiến hành như thế nào? Trường hợp nào không được tiến hành hòa giải ở cơ sở?

Nhờ giải thích giúp anh hòa giải ở cơ sở là như thế nào vậy? Trường hợp nào thì sẽ không tiến hành hòa giải ở cơ sở? Khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở thì cần tuân thủ những nguyên tắc gì vậy? Xin cảm ơn - Anh Tấn Tài đến từ TPHCM.

Hòa giải ở cơ sở là gì?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì hòa giải ở cơ sở được hiểu là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

Cơ sở ở đây được quy định là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Hòa giải

Hòa giải ở cơ sở (Hình từ Internet)

Không được tiến hành hòa giải ở cơ sở trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định hòa giải ở cơ sở không được tiến hành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;

- Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:

+ Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc gì?

Tại Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau:

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Theo đó, khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở thì phải đảm bảo những nguyên tắc được quy định trên đây.

Hòa giải ở cơ sở được tiến hành như thế nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 21 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về việc tiến hành hòa giải như sau:

Tiến hành hòa giải
1. Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
2. Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
3. Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.

Trên đây là một số quy định pháp luật liên quan đến việc hòa giải ở cơ sở mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!

Hòa giải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hòa giải thành là gì? Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án theo quy định mới nhất hiện nay là gì?
Pháp luật
Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do cơ quan nào xác định? Cách lập dự toán ngân sách kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Pháp luật
Có được ghi âm hoặc quay video khi tham gia hòa giải tại Tòa án hay không? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hòa giải được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc hòa giải tòa án được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trường hợp nào không phải tiến hành hòa giải tại tòa án?
Pháp luật
Điều kiện để bổ nhiệm Hòa giải viên theo quy định mới nhất hiện nay là gì? Đối tượng nào không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên?
Pháp luật
Quy trình bổ nhiệm hòa giải viên tại Tòa án theo quy định mới nhất hiện nay được thực hiện như thế nào? Thù lao của hòa giải viên được quy định ra sao?
Pháp luật
Trường hợp nào phải từ chối, thay đổi hòa giải viên? Trình tự tiến hành phiên hòa giải theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Người thân của đương sự có được tham gia phiên hòa giải không? Thành phần phiên hòa giải vụ án dân sự gồm những ai?
Pháp luật
Hòa giải trong trường hợp một hộ dân xây tường rào làm mất lối đi chung của 6 hộ dân khác, có 1 bên không chịu thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Đương sự vắng mặt trong buổi hòa giải tranh chấp tại phường về lối đi nội bộ thì xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
7,916 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hòa giải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào