Hòa giải tranh chấp thương mại có được tiến hành hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau dựa vào quy định của pháp luật hiện hành thì hòa giải tranh chấp về thương mại có được tiến hành hòa giải ở cơ sở hay không? Câu hỏi của chị T.M.N đến từ TP.HCM.

Phạm vi giải quyết tranh bằng hòa giải thương mại bao gồm những tranh chấp nào?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì bao gồm những tranh chấp sau:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Hòa giải tranh chấp thương mại có được tiến hành hòa giải ở cơ sở hay không?

Hòa giảii

Hòa giải tranh chấp thương mại có được tiến hành hòa giải ở cơ sở hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm khoản 1 Điều 3 của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:

Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đồng thời, theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP về phạm vi hòa giải ở cơ sở

Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và
cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án
theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật
hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, Hòa giải tranh chấp về thương mại không được hòa giải ở cơ sở mà được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Nhà nước có những chính sách nào về hòa giải thương mại?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về chính sách của Nhà nước về hòa giải thương mại như sau:

- Khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

- Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại tổ chức hòa giải thương mại.

Tóm lại, Hòa giải tranh chấp thương mại không được hòa giải ở cơ sở mà được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành

Hòa giải thương mại Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hòa giải thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sửa đổi Giấy đề nghị Bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho trung tâm trọng tài năm 2024 thế nào? Tải mẫu giấy đề nghị mới nhất tại đâu?
Pháp luật
Thỏa thuận hòa giải thương mại được xác lập dưới hình thức nào? Có nhất thiết phải xác lập bằng văn bản hay không?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu Hòa giải Thương mại ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP mới nhất năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Hòa giải tranh chấp thương mại có được tiến hành hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại là gì? Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm những nội dung chính nào?
Pháp luật
Hòa giải thương mại là gì? Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải thương mại
1,212 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hòa giải thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào