Hòa giải viên tại Tòa án có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được khen thưởng thông qua các hình thức nào?
- Hòa giải viên tại Tòa án có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được khen thưởng thông qua các hình thức nào?
- Điều kiện để Hòa giải viên tại Tòa án được khen thưởng là gì?
- Thủ tục hồ sơ đề nghị xét tặng khen thưởng Hòa giải viên tại Tòa án có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
Hòa giải viên tại Tòa án có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được khen thưởng thông qua các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC có quy định:
Khen thưởng đối với Hòa giải viên
Hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được xem xét, khen thưởng bằng các hình thức sau:
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
2. Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
3. Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.
Theo đó Hòa giải viên có thể được khen thưởng thông qua 03 hình thức:
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
- Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.
Hòa giải viên tại Tòa án (Hình từ Internet)
Điều kiện để Hòa giải viên tại Tòa án được khen thưởng là gì?
Căn cứ theo Điều 16 đến Điều 18 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định Hòa giải viên được khen thưởng khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”:
Hòa giải viên có thời gian làm nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ đủ 06 năm trở lên được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”.
- Đối với Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
Hòa giải viên được xem xét, tặng Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong các trường hợp sau:
+ Có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc công việc hòa giải, đối thoại được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tặng thưởng Giấy khen.
+ Có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đề nghị.
- Đối với Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh:
Hòa giải viên được tặng Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong các trường hợp sau:
+ Có số lượng các vụ, việc “hòa giải, đối thoại thành” theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đạt từ 70% trở lên trong tổng số các vụ, việc được giao;
+ Có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị.
Thủ tục hồ sơ đề nghị xét tặng khen thưởng Hòa giải viên tại Tòa án có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
Tại Điều 19 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về thủ tục hồ sơ đề nghị xét tặng khen thưởng Hòa giải viên tại Tòa án như sau:
Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng khen thưởng
Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng khen thưởng các danh hiệu đối với Hòa giải viên thực hiện theo quy định của Luật thi đua khen thưởng, các văn bản quy định về công tác thi đua khen thưởng của Tòa án nhân dân và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”.
Bên cạnh đó trái với việc khen thưởng thì khi Hòa giải viên tại Tòa án có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Xử lý vi phạm
1. Hòa giải viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân. Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
2. Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
b) Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
3. Quy trình buộc thôi làm Hòa giải viên
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc buộc thôi làm Hòa giải viên.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết buộc thôi làm Hòa giải viên.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Hòa giải viên và Tòa án nơi họ làm việc, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; xóa tên trong danh sách Hòa giải viên theo quy định. Đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.
4. Thủ tục đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên
a) Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên (theo Mẫu số 06).
b) Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn (theo Mẫu số 14 và Mẫu số 15).
c) Văn bản đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (nếu có).
d) Các tài liệu chứng minh (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?