Hoạt động bảo dưỡng xe cơ giới đường bộ được thực hiện khi nào? Thời gian bảo hành tối thiểu bao lâu trong trường hợp sửa chữa xe cơ giới?
Xe cơ giới đường bộ được bảo dưỡng theo quy định thế nào?
Hoạt động bảo dưỡng xe cơ giới đường bộ được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định bảo dưỡng là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của xe cơ giới.
Theo Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Quy định chung về bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới
1. Xe cơ giới phải duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật thông qua biện pháp bảo dưỡng bắt buộc hoặc sửa chữa theo yêu cầu.
2. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra xe cơ giới để đưa ra giải pháp phù hợp.
3. Xe cơ giới phải được bảo dưỡng khi hoạt động đến chu kỳ bảo dưỡng theo quy định.
4. Chu kỳ bảo dưỡng của xe phải được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác sử dụng (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật).
Theo đó, bảo dưỡng xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) bảo đảm các quy định về bảo dưỡng như sau:
- Phải duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật thông qua biện pháp bảo dưỡng bắt buộc hoặc sửa chữa theo yêu cầu.
- Trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra xe cơ giới để đưa ra giải pháp phù hợp.
- Xe cơ giới phải được bảo dưỡng khi hoạt động đến chu kỳ bảo dưỡng theo quy định.
- Chu kỳ bảo dưỡng (quãng đường xe chạy hoặc khoảng thời gian khai thác giữa 02 lần bảo dưỡng) của xe phải được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác sử dụng (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật).
Hoạt động bảo dưỡng xe cơ giới đường bộ được thực hiện khi nào?
Theo Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Bảo dưỡng thường xuyên
1. Bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày hoặc trước, sau và trong mỗi chuyến đi.
2. Bảo dưỡng thường xuyên phải được chủ xe hoặc lái xe thực hiện để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của xe trước khi xuất phát.
3. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Tại Điều 6 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về hoạt động bảo dưỡng định kỳ như sau:
Bảo dưỡng định kỳ
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo chu kỳ bảo dưỡng với các cấp bảo dưỡng khác nhau.
2. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa theo nội dung và chu kỳ như sau:
a) Đối với xe cơ giới có quy định của nhà sản xuất: Thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất;
b) Đối với xe cơ giới không có quy định của nhà sản xuất: Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải xây dựng nội dung bảo dưỡng phù hợp với từng loại xe. Chu kỳ bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các thiết bị chuyên dùng lắp trên xe, căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của xe cơ giới được quy định tại Thông tư này.
4. Sau khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho xe cơ giới, cán bộ kỹ thuật của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải thực hiện nghiệm thu, kiểm tra đảm bảo chất lượng công việc.
5. Các xe cơ giới xuất xưởng sau khi bảo dưỡng định kỳ phải có biên bản giao xe, trong đó ghi rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lượng sau dịch vụ. Thời hạn bảo hành không được nhỏ hơn 02 tháng hoặc 1.500 km xe chạy tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.
Theo đó, hoạt động bảo dưỡng xe cơ giới đường bộ được thực hiện như sau:
(1) Bảo dưỡng thường xuyên
- Bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày hoặc trước, sau và trong mỗi chuyến đi.
- Bảo dưỡng thường xuyên phải được chủ xe hoặc lái xe thực hiện để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của xe trước khi xuất phát.
- Nội dung bảo dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 53/2014/TT-BGTVT.
(2) Bảo dưỡng định kỳ
- Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo chu kỳ bảo dưỡng với các cấp bảo dưỡng khác nhau.
- Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa theo nội dung và chu kỳ như sau:
+ Đối với xe cơ giới có quy định của nhà sản xuất: Thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất;
+ Đối với xe cơ giới không có quy định của nhà sản xuất: Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải xây dựng nội dung bảo dưỡng phù hợp với từng loại xe. Chu kỳ bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 53/2014/TT-BGTVT.
Lưu ý:
- Đối với các thiết bị chuyên dùng lắp trên xe, căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của xe cơ giới.
- Các xe cơ giới xuất xưởng sau khi bảo dưỡng định kỳ phải có biên bản giao xe, trong đó ghi rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lượng sau dịch vụ.
Thời hạn bảo hành không được nhỏ hơn 02 tháng hoặc 1.500 km xe chạy tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.
Thời gian bảo hành tối thiểu bao lâu trong trường hợp sửa chữa xe cơ giới?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định sửa chữa xe cơ giới là những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của xe cơ giới bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết, hệ thống, tổng thành đã bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu dẫn đến hư hỏng.
Theo Điều 9 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về thời gian bảo hành như sau:
Sửa chữa xe cơ giới
1. Xe cơ giới bị hư hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải được đưa đi sửa chữa để tiếp tục tham gia giao thông.
2. Việc sửa chữa phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của nhà sản xuất.
3. Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng của xe cơ giới, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra và vận hành thử phương tiện, đảm bảo phương tiện vận hành ổn định, an toàn mới cho phép xuất xưởng để tham gia giao thông.
4. Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa chịu trách nhiệm bảo hành nội dung sửa chữa trong thời hạn tối thiểu 02 tháng hoặc 1.500 km tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa chịu trách nhiệm bảo hành nội dung sửa chữa xe cơ giới trong thời hạn tối thiểu 02 tháng hoặc 1.500 km tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?