Hoạt động c phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Bao gồm các nội dung gì?
Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:
Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
2. Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Theo đó, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
- Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc (Hình từ Internet)
Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được phân bố thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc như sau:
Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
1. Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
2. Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Theo đó, mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
- Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
- Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nội dung hoạt động cấp cứu như sau:
Nội dung hoạt động cấp cứu
1. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.
2. Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
3. Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.
Theo đó, hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc bao gồm những nội dung sau:
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường cao tốc đi qua lập danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho Trung tâm Điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều phối và thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông.
- Khi xảy ra tai nạn giao thông, Trung tâm Điều hành giao thông tuyến thông báo ngay tên, tuổi, địa chỉ (nếu có), mô tả tình trạng sơ bộ của người bị tai nạn giao thông với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cấp cứu tai nạn giao thông do Trung tâm lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Trung tâm Điều hành giao thông tuyến bàn giao ngay người bị tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc tại hiện trường tai nạn.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?