Hoạt động chữ thập đỏ là gì? Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ về những nội dung gì?
Hoạt động chữ thập đỏ là gì?
Hoạt động chữ thập đỏ được giải thích tại Điều 2 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 như sau:
Hoạt động chữ thập đỏ
Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
Theo quy định trên, hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu;
Và hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
Hoạt động chữ thập đỏ (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ gồm những gì?
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ được quy định tại Điều 29 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động chữ thập đỏ.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
4. Thực hiện thống kê, thông tin, tuyên truyền, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ
5. Hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
Theo quy định trên, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động chữ thập đỏ.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
- Thực hiện thống kê, thông tin, tuyên truyền, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ
- Hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
Việc công khai trong vận động, quyên góp, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ được quy định như thế nào?
Việc công khai trong vận động, quyên góp, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ được quy định tại Điều 21 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 như sau:
Công khai, minh bạch trong vận động, quyên góp, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung phải công khai, minh bạch bao gồm mục đích vận động, quyên góp, kết quả vận động, quyên góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận tiền, hiện vật và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm thực hiện hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này, có thể lựa chọn hình thức công khai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm công khai được quy định như sau:
a) Mục đích vận động, quyên góp phải được công khai trước khi tiến hành vận động, quyên góp;
b) Kết quả vận động, quyên góp phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc vận động, quyên góp;
c) Việc sử dụng, kết quả sử dụng tiền, hiện vật và báo cáo quyết toán phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê duyệt;
d) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, Hội chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thông tin thì phải trả lời bằng văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu và nêu rõ lý do.
Như vậy, việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
Nội dung phải công khai, hình thức công khai và thời điểm công khai được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?