Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được giám sát bằng những biện pháp nào theo quy định?
- Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được giám sát bằng những biện pháp nào?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm gì khi đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại chỗ hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
- Nội dung giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm những gì?
Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được giám sát bằng những biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về giám sát và thực hiện giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
2. Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
....
Đồng thời tại Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về các biện pháp giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Biện pháp giám sát
Đơn vị giám sát thực hiện giám sát hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua các biện pháp:
1. Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Như vậy, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được giám sát bằng những biện pháp sau đây:
- Giám sát từ xa, theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Cảnh báo, khuyến nghị trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Các biện pháp khác khi cần thiết.
Lưu ý: Việc giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được thực hiện theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được giám sát bằng những biện pháp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm gì khi đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại chỗ hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 41/2024/TT-NHNN về việc kiểm tra tại chỗ đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Kiểm tra tại chỗ đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại trụ sở của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ngân hàng Nhà nước; kiểm tra đột xuất trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở yêu cầu, đề nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra, kiến nghị sau kiểm tra thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
Như vậy, khi đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại chỗ hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra;
- Báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra;
- Giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu;
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
Nội dung giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 41/2024/TT-NHNN thì việc giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm các nội dung sau đây:
- Việc tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Hoạt động quản trị rủi ro trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động triển khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?