Hoạt động cứu nạn cứu hộ theo các nguyên tắc nào? Tổ chức và thực hiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ thuộc về trách nhiệm của ai?
Hoạt động cứu nạn cứu hộ theo các nguyên tắc nào và phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP, về nguyên tắc hoạt động cứu nạn cứu hộ như sau:
* Nguyên tắc hoạt động cứu nạn cứu hộ
- Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
- Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.
* Phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:
+ Sự cố, tai nạn cháy
+ Sự cố, tai nạn nổ
+ Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối
+ Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá
+ Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm
+ Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu
+ Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm
+ Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí
+ Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
- Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 30/2017/NĐ-CP; cứu nạn cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động cứu nạn cứu hộ theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức và thực hiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ thuộc về trách nhiệm của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ như sau:
- Việc đào tạo công tác cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Trường Đại học Phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện đảm nhiệm
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ trong toàn lực lượng Công an nhân dân, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng khác khi được đề nghị
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền quản lý, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng khác khi được đề nghị
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng và cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Hồ sơ, thủ tục cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ cần thực hiện những gì?
Về hồ sơ đề nghị cấp, thủ tục cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ được quy định theo khoản 5, khoản 6 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì:
* Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
(1) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị
- Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
(2) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:
- Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
* Thủ tục cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
- Người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp chứng nhận
- Trường hợp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xin đổi, cấp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?