Hoạt động đầu tư công gồm những gì? Nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công bao gồm những nội dung nào?
Hoạt động đầu tư công gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 giải thích hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
Hoạt động đầu tư công gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quản lý hoạt động đầu tư công được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý đầu tư công
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Theo đó, quản lý hoạt động đầu tư công được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
Công khai, minh bạch trong đầu tư công
1. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
l) Quyết toán vốn đầu tư công.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công bao gồm những nội dung sau:
- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
- Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
- Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
- Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
- Quyết toán vốn đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?