Hoạt động dạy và học trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Hoạt động dạy và học trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Học viên sau khi tham gia chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đạt được những yêu cầu gì?
Giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo tiết a tiểu mục 2 Mục VII Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên tham gia bồi dưỡng các chương trình này tối thiểu phải có chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tương đương; bảo đảm tiêu chuẩn giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động văn hoá cơ sở; kết hợp việc mời giảng viên thỉnh giảng là những nhà quản lý, nhà khoa học có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong hoạt động văn hoá cơ sở;
...
Theo đó, giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Tối thiểu phải có chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (Theo Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT) hoặc tương đương;
- Bảo đảm tiêu chuẩn giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
- Có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động văn hoá cơ sở;
- Kết hợp việc mời giảng viên thỉnh giảng là những nhà quản lý, nhà khoa học có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong hoạt động văn hoá cơ sở.
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (Hình từ Internet)
Hoạt động dạy và học trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Theo tiết b tiểu mục 2 Mục VII Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Giảng dạy
...
b) Yêu cầu về hoạt động dạy - học
- Chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiều nội dung đòi hỏi kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong đó, lý thuyết phải giữ vai trò chủ đạo và gắn liền với thực hành. Trong các giờ thực hành, ngoài việc giải quyết các yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở và các kỹ năng có liên quan cho học viên.
- Nội dung các chuyên đề trong phần I, phần II, là nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bắt buộc đối với chức danh Phương pháp viên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phương pháp tổ chức thảo luận thực hành trên lớp của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thời gian thảo luận thực hành của từng chuyên để có thể rút ngắn so với quy định trong chương trình bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp này, đồng thời có thể đưa kinh nghiệm thực tiễn quản lý ngành văn hoá cơ sở vào nội dung thảo luận của các chuyên để nhằm tăng chất lượng, hiệu quả và giảm thời gian của chương trình nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian tối thiểu theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc đặt và giải quyết vấn đề thực tiễn của việc học tập và công tác sau này.
- Bảo đảm cho học viên có đủ tài liệu và phương tiện học tập, khuyến khích hoạt động tự nghiên cứu, tự học của học viên.
- Tận dụng tối đa những công cụ và công nghệ dạy học mới.
...
Theo đó, hoạt động dạy và học trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiều nội dung đòi hỏi kết hợp giữa lý thuyết và thực hành:
+ Lý thuyết phải giữ vai trò chủ đạo và gắn liền với thực hành.
+ Trong giờ thực hành, ngoài việc giải quyết các yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở và các kỹ năng có liên quan cho học viên.
- Chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải bảo đảm các chuyên đề bắt buộc sau đây:
+ Khối kiến thức chung về nhà nước, hành chính nhà nước và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về văn hóa cơ sở (Quy định tại Phần I Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023).
+ Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu chức danh phương pháp viên (Quy định tại Phần II Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023).
Thời gian thảo luận thực hành của từng chuyên đề có thể rút ngắn so với quy định tùy thuộc vào phương pháp tỏ chức của các cơ sở đào tạo.
Khuyến khích đưa kinh nghiệm thực tiễn quản lý ngành văn hoá cơ sở vào nội dung thảo luận của các chuyên để nhằm tăng chất lượng, hiệu quả.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc đặt và giải quyết vấn đề thực tiễn của việc học tập và công tác sau này.
- Bảo đảm cho học viên có đủ tài liệu và phương tiện học tập, khuyến khích hoạt động tự nghiên cứu, tự học của học viên.
- Tận dụng tối đa những công cụ và công nghệ dạy học mới.
Học viên sau khi tham gia chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phương pháp viên chuyên ngành Văn hóa cơ sở phải đạt được những yêu cầu gì?
Theo tiết c tiểu mục 2 Mục VII Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Phương pháp viên) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BVHTTDL năm 2023 như sau:
Giảng dạy
...
c) Yêu cầu đối với học viên
- Nắm bắt được vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu hiểu biết đối với Chương trình bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
- Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, học viên có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản và cần thiết đáp ứng yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
Theo đó, sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, học viên có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản và cần thiết đáp ứng yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?