Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào? Chính sách an toàn du lịch mạo hiểm được xây dựng phải như thế nào?

Xin hỏi, quá trình quản lý rủi ro trong du lịch mạo hiểm như thế nào? Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào? Chính sách an toàn du lịch mạo hiểm được xây dựng phải như thế nào? Câu hỏi của anh H.L ở Đồng Nai.

Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào?

Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động quy định tại tiểu mục 3.35 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) như sau:

Hoạt động du lịch mạo hiểm (adventure tourism activity)
Hoạt động mạo hiểm với mục đích du lịch, cần có sự hướng dẫn hoặc dẫn dắt ở một mức độ nhất định và có mức độ rủi ro (3.10) trong giới hạn chấp nhận được.
CHÚ THÍCH 1: Mức độ rủi ro chấp nhận được nghĩa là người tham gia có sự hiểu biết tối thiểu về các rủi ro có liên quan.
CHÚ THÍCH 2: Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam có thể bao gồm các hoạt động như bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác; lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay; thám hiểm hang động, rừng, núi.

Theo quy định trên, hoạt động mạo hiểm với mục đích du lịch, cần có sự hướng dẫn hoặc dẫn dắt ở một mức độ nhất định và có mức độ rủi ro trong giới hạn chấp nhận được.

Mức độ rủi ro chấp nhận được nghĩa là người tham gia có sự hiểu biết tối thiểu về các rủi ro có liên quan.

Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam có thể bao gồm các hoạt động như bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác; lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay; thám hiểm hang động, rừng, núi.

du lịch mạo hiểm

Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam (Hình từ Internet)

Chính sách an toàn du lịch mạo hiểm được xây dựng phải như thế nào? Chính sách này do ai xây dựng?

Chính sách an toàn du lịch mạo hiểm được xây dựng theo quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) như sau:

Sự lãnh đạo
...
5.2 Chính sách
Lãnh đạo cao nhất phải xây dựng chính sách an toàn du lịch mạo hiểm:
a) phù hợp với mục đích của tổ chức;
b) tạo ra khuôn khổ để thiết lập các mục tiêu an toàn của du lịch mạo hiểm;
c) bao gồm cam kết đáp ứng các quy định hiện hành; và
d) bao gồm cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm.
CHÚ THÍCH: Các quy định hiện hành trong ngữ cảnh này bao gồm các luật và tiêu chuẩn.
Chính sách an toàn cho du lịch mạo hiểm cần phải:
- là thông tin có sẵn dưới dạng văn bản;
- được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức;
- có thể chia sẻ cho các bên quan tâm, khi thích hợp.
...

Như vậy, lãnh đạo cao nhất phải xây dựng chính sách an toàn du lịch mạo hiểm:

- Phù hợp với mục đích của tổ chức;

- Tạo ra khuôn khổ để thiết lập các mục tiêu an toàn của du lịch mạo hiểm;

- Bao gồm cam kết đáp ứng các quy định hiện hành; và

- Bao gồm cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm.

Các quy định hiện hành trong ngữ cảnh này bao gồm các luật và tiêu chuẩn.

Chính sách an toàn cho du lịch mạo hiểm cần phải:

- Là thông tin có sẵn dưới dạng văn bản;

- Được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức;

- Có thể chia sẻ cho các bên quan tâm, khi thích hợp.

Quá trình quản lý rủi ro trong du lịch mạo hiểm như thế nào?

Quá trình quản lý rủi ro trong du lịch mạo hiểm được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) như sau:

Hoạch định
6.1 Hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội
6.1.1 Khái quát
Khi hoạch định về hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm, tổ chức phải lưu ý đến các vấn đề nêu trong 4.1 và các yêu cầu trong 4.2 và xác định các rủi ro và các cơ hội cần được giải quyết để:
- đảm bảo hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm có thể đạt được các kết quả dự kiến;
- ngăn ngừa hoặc giảm các tác động không mong muốn;
- đạt được sự cải tiến liên tục.
Tổ chức phải hoạch định:
a) các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội; và
b) cách thức để:
- tích hợp và thực hiện các hành động vào quá trình hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm;
- đánh giá hiệu lực của các hành động này.
6.1.2 Quá trình quản lý rủi ro trong du lịch mạo hiểm
Tổ chức phải thiết lập và thực hiện một quá trình quản lý rủi ro có hệ thống cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Quá trình quản lý rủi ro phải thiếp lập được bối cảnh của các hoạt động, đánh giá rủi ro, xác định các rủi ro và được lưu trữ.
Quá trình quản lý rủi ro phải là một phần không thể thiếu của hệ thống quản lý an toàn trong du lịch mạo hiểm của tổ chức.
Xem Phụ lục A để biết thêm chi tiết.
6.1.3 Yêu cầu về pháp lý
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục cho phù hợp với các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác có liên quan.
Tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác có liên quan.
Tổ chức phải thông báo các thông tin liên quan về yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác cho nhân viên, nhà cung cấp, người tham gia hoạt động và các bên quan tâm khác.
...

Theo đó, tổ chức phải thiết lập và thực hiện một quá trình quản lý rủi ro có hệ thống cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.

Quá trình quản lý rủi ro phải thiếp lập được bối cảnh của các hoạt động, đánh giá rủi ro, xác định các rủi ro và được lưu trữ.

Quá trình quản lý rủi ro phải là một phần không thể thiếu của hệ thống quản lý an toàn trong du lịch mạo hiểm của tổ chức.

Xem Phụ lục A tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) để biết thêm chi tiết.

Du lịch mạo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người Kinh doanh các sản phẩm du lịch mạo hiểm phải có những biện pháp gì để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho khách du lịch?
Pháp luật
Kiến thức và kỹ năng cần có đối với người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm được thể hiện như thế nào?
Pháp luật
TCVN 12594:2018 về thông tin cho người tham gia du lịch mạo hiểm như thế nào? Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ liên quan đến người tham gia bao gồm những gì?
Pháp luật
Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào? Mục đích cung cấp thông tin trong quá trình thực hiện hoạt động phải đảm bảo những gì?
Pháp luật
Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào? Chính sách an toàn du lịch mạo hiểm được xây dựng phải như thế nào?
Pháp luật
Những thông tin sẽ cung cấp cho người tham gia trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Người tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm sẽ được cung cấp những thông tin gì trong suốt quá trình thực hiện hoạt động và sau khi kết thúc hoạt động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch mạo hiểm
1,327 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch mạo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Du lịch mạo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào