Hoạt động gia công sản xuất gạo phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo nhóm ngành nghề nào?
Ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được phân chia như thế nào?
Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì không có quy định về phân chia ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên theo Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có phân chia về các ngành kinh tế tại Việt Nam như sau:
"Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
- Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
- Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác."
Chủ doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh thì phải làm sao?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh như sau:
"Điều 56. Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp."
Theo đó, khi chủ doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh phải tiến hành thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoạt động gia công sản xuất gạo phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo nhóm ngành nghề nào?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh
Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì nhóm ngành xay xát và sản xuất bột gồm những hoạt động sau:
“II. NỘI DUNG HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM
A: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
...
106: Xay xát và sản xuất bột
Nhóm này gồm:
- Xay xát bột thô hoặc thức ăn từ rau củ, xay bột, làm sạch, đánh bóng gạo cũng như sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột nhão từ các sản phẩm này.
Nhóm này cũng gồm: Sản xuất bột ngô ướt và rau quả sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.
1061: Xay xát và sản xuất bột thô
10611: Xay xát
Nhóm này gồm: Hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.
10612: Sản xuất bột thô
Nhóm này gồm:
- Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác;
- Sản xuất bột gạo;
- Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác;
- Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc;
- Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.
Loại trừ:
- Sản xuất bột và thức ăn từ khoai tây được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
- Sản xuất bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).”.
Quy định các mã ngành tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì không ghi nhận riêng đối với hoạt động “gia công sản xuất gạo”. Theo quan điểm cá nhân của người hỗ trợ, đối với mã ngành 1061 - Xay xát và sản xuất bột thô, trong đó, hoạt động này bao gồm hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua. Do đó, nếu công ty Anh thực hiện gia công sản xuất gạo có thực hiện các hoạt động xây xát được ghi nhận như trên thì hoạt động gia công vẫn phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Vì vậy, trường hợp này, công ty không phải thực hiện đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?