Hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua hình thức nào theo quy định?
- Hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Phụ nữ đang mang thai có phải là đối tượng được tập trung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình?
- Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục
Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;
2. Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
3. Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
4. Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
5. Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;
6. Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
- Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;
- Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
- Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
- Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
- Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;
- Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua hình thức nào? (hình từ internet)
Phụ nữ đang mang thai có phải là đối tượng được tập trung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
đ) Người chuẩn bị kết hôn.
...
Như vậy, phụ nữ đang mang thai là một trong đối tượng cần được tập trung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình.
Theo đó, nội dung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;
- Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống bạo lực gia đình như sau:
- Giám sát, phản biện xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình trong cơ quan, tổ chức mình và Nhân dân.
- Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
- Tư vấn, tham gia hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; tổ chức thực hiện, kết nối, giới thiệu dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
- Tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thuộc phạm vi quản lý; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.
- Phối hợp tổng hợp, báo cáo thống kê về phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?