Hoạt động hợp tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam gồm những nội dung gì? Có bao nhiêu hình thức hợp tác?
Hoạt động hợp tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định quản lý hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định như sau:
Nội dung và hình thức hợp tác
1. Nội dung hợp tác:
a. Tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam và Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.
b. Học tập, chia sẻ kinh nghiệm với đối tác quốc tế trong việc tham gia, xây dựng, sửa đổi, triển khai và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
c. Nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ Công đoàn Việt Nam thông qua việc học tập kiến thức, kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức công đoàn quốc tế, công đoàn các nước và các tổ chức quốc tế.
...
Theo quy định nội dung hợp tác bao gồm:
- Tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam và Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.
- Học tập, chia sẻ kinh nghiệm với đối tác quốc tế trong việc tham gia, xây dựng, sửa đổi, triển khai và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ Công đoàn Việt Nam thông qua việc học tập kiến thức, kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức công đoàn quốc tế, công đoàn các nước và các tổ chức quốc tế.
Có bao nhiêu hình thức hợp tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam?
Theo Điều 4 Quy định quản lý hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định như sau:
Nội dung và hình thức hợp tác
...
2. Hình thức hợp tác:
a. Trao đổi thông tin, tư liệu, tài liệu theo quy định.
b. Trao đổi đoàn.
c. Ký kết và thực hiện các cam kết, thỏa thuận song phương và đa phương.
d. Hợp tác thực hiện các chương trình, dự án; tham gia và phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế, tập huấn và các hoạt động đoàn kết hữu nghị khác.
Như vậy, theo quy định thì có 04 hình thức hợp tác bao gồm:
- Trao đổi thông tin, tư liệu, tài liệu theo quy định.
- Trao đổi đoàn.
- Ký kết và thực hiện các cam kết, thỏa thuận song phương và đa phương.
- Hợp tác thực hiện các chương trình, dự án; tham gia và phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế, tập huấn và các hoạt động đoàn kết hữu nghị khác.
Hoạt động hợp tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam gồm những nội dung gì? Có bao nhiêu hình thức hợp tác? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc, phương châm quản lý hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam thế nào?
Theo Điều 3 Quy định quản lý hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về nguyên tắc, phương châm quản lý hoạt động đối ngoại như sau:
Nguyên tắc, phương châm quản lý hoạt động đối ngoại
1. Nguyên tắc:
a. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định hiện hành về công tác đối ngoại nhân dân.
b. Đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý tập trung, thống nhất của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Phân công, phân nhiệm rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh/thành phố, Công đoàn ngành Trung ương trong hoạt động đối ngoại.
c. Tăng cường hiểu biết, hữu nghị, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết hợp tác của công đoàn các nước, tổ chức công đoàn quốc tế và các tổ chức quốc tế với Công đoàn Việt Nam.
d. Kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Công đoàn Việt Nam với việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với khả năng và hoàn cảnh cụ thể.
2. Phương châm:
a. Hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của Công đoàn Việt Nam, lợi ích của người lao động trong, ngoài nước và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
b. Tìm hiểu kỹ, nhận diện rõ đối tác (tôn chỉ mục đích, nội dung và phương thức hoạt động, năng lực và tài chính, hành động, các mối quan hệ, ảnh hưởng, thái độ đối với Công đoàn Việt Nam) để xác định rõ chủ trương, mức độ quan hệ và nội dung hợp tác.
c. Tăng cường chiều sâu trong quan hệ quốc tế, phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đảm bảo thiết thực, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam.
Như vậy, nguyên tắc, phương châm quản lý hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?