Hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào sẽ được miễn lệ phí bảo vệ môi trường? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý phí này?
Hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào sẽ được miễn lệ phí bảo vệ môi trường?
Hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào sẽ được miễn lệ phí bảo vệ môi trường, thì theo quy định tại Điều 5 Nghị định 27/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
- Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
- Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào:
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020
+ Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.
Hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào sẽ được miễn lệ phí bảo vệ môi trường? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý phí này? (Hình từ Internet)
Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản nào mà ngân sách trung ương hưởng 100%?
Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản nào mà ngân sách trung ương hưởng 100%, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 27/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí
1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản: dầu thô, khí thiên nhiên, khí than thì ngân sách trung ương hưởng 100% và được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản?
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.
b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp phí theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
b) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và trường hợp khác cung cấp theo quy định.
c) Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về quản lý thuế.
d) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn cứ hồ sơ quyết toán phí năm (dương lịch) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí có trách nhiệm chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thông tin chi tiết về khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác đã kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong năm theo từng Giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Trường hợp quyết toán phí không theo năm dương lịch, chấm dứt hợp đồng khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cơ quan thuế chuyên thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
đ) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối chiếu số lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác theo từng Giấy phép do người nộp phí kê khai với dữ liệu đã có tại Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp khối lượng do người nộp phí kê khai không phù hợp thực tế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác.
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, trường hợp người nộp phí kê khai không đúng khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm quản lý và nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?