Hoạt động kiểm kê tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hoạt động kiểm kê tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP như sau:
Kiểm kê tài sản
1. Công ty mẹ phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính theo quy định; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Công ty mẹ; hoặc theo quy định của Nhà nước. Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
...
Như vậy, Công ty mẹ phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính theo quy định; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Công ty mẹ; hoặc theo quy định của Nhà nước.
Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Hoạt động kiểm kê tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hình từ Internet)
Công ty mẹ xử lý như thế nào khi tài sản sau kiểm kê bị tổn thất?
Theo điểm a khoản 2 Điều 16 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP như sau:
Kiểm kê tài sản
...
2. Xử lý tổn thất tài sản
a) Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê:
Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho, ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty mẹ phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Nếu nguyên nhân do chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng thành viên quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc đã quyết định;
- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Trường hợp khoản bồi thường chưa xác định được ngay tại kỳ kế toán phát sinh tổn thất tài sản thì sẽ được ghi nhận là thu nhập khác cho kỳ kế toán xác định được khoản bồi thường;
- Trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Công ty mẹ không thể tự khắc phục được thì Hội đồng thành viên Công ty mẹ lập phương án xử lý tổn thất trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính. Sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền;
- Công ty mẹ có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty mẹ chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính Công ty mẹ.
...
Như vậy, sau khi thực hiện kiểm kê tài sản mà phát hiện tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho, ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty mẹ phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Nếu nguyên nhân do chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng thành viên quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc đã quyết định;
- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Trường hợp khoản bồi thường chưa xác định được ngay tại kỳ kế toán phát sinh tổn thất tài sản thì sẽ được ghi nhận là thu nhập khác cho kỳ kế toán xác định được khoản bồi thường;
- Trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Công ty mẹ không thể tự khắc phục được thì Hội đồng thành viên Công ty mẹ lập phương án xử lý tổn thất trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính. Sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền;
- Công ty mẹ có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty mẹ chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính Công ty mẹ.
Tài sản thừa sau kiểm kê thì Công ty mẹ xử lý như thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 16 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP như sau:
Kiểm kê tài sản
...
2. Xử lý tổn thất tài sản
...
b) Tài sản thừa sau kiểm kê:
Tài sản thừa sau kiểm kê là chênh lệch giữa số tài sản thực tế kiểm kê với số tài sản ghi trên sổ sách kế toán. Trường hợp tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân thì giá trị tài sản thừa được hạch toán vào phải trả, phải nộp khác. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán cho phù hợp.
Như vậy, sau khi kiểm kê tài sản phát hiện sự chênh lệch giữa số tài sản thực tế kiểm kê với số tài sản ghi trên sổ sách kế toán thì Công ty mẹ phải xử lý như sau:
- Trường hợp tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân thì giá trị tài sản thừa được hạch toán vào phải trả, phải nộp khác.
- Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?