Hoạt động kiểm tra doanh nghiệp nhà nước do ai chịu trách nhiệm tiến hành? Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra là bao lâu?
Hoạt động kiểm tra doanh nghiệp nhà nước do ai chịu trách nhiệm tiến hành?
Hoạt động kiểm tra doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm kiểm tra
1. Chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp theo nội dung được quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các doanh nghiệp cấp 1 có trách nhiệm tiến hành kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Hoạt động kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức được chủ sở hữu giao đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu.
4. Hoạt động kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hoạt động kiểm tra do đoàn kiểm tra hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
Như vậy, theo quy định, hoạt động kiểm tra doanh nghiệp nhà nước do đoàn kiểm tra hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
Hoạt động kiểm tra doanh nghiệp nhà nước do ai chịu trách nhiệm tiến hành? (Hình từ Internet)
Quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước gồm những nội dung nào?
Quyết định kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Tổ chức đoàn kiểm tra
1. Ra quyết định kiểm tra:
a) Căn cứ vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp hàng năm đã được phê duyệt, chủ sở hữu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất;
b) Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho doanh nghiệp được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra.
2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Đối tượng kiểm tra;
c) Nội dung, phạm vi kiểm tra;
d) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
đ) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra.
3. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
...
Như vậy, theo quy định, quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước phải có các nội dung sau:
(1) Căn cứ kiểm tra;
(2) Đối tượng kiểm tra;
(3) Nội dung, phạm vi kiểm tra;
(4) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
(5) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra.
Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra được quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Tổ chức đoàn kiểm tra
...
3. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
4. Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Biên bản phải có các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
c) Họ, tên, chức vụ của đại diện doanh nghiệp được kiểm tra;
d) Hành vi vi phạm của doanh nghiệp được kiểm tra hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
đ) Xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?