Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm được hiểu như thế nào? Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định như thế nào?
Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm được hiểu như thế nào?
Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm (khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019).
Căn cứ theo Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định về tái bảo hiểm như sau:
Tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.
Như vậy, kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 giải thích doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
Lưu ý: Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/01/2023.
Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm được quy định tại Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:
Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Kinh doanh tái bảo hiểm (Hình từ Internet)
Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về nội dung kinh doanh tái bảo hiểm như sau:
Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm
Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
1. Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;
2. Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.
Theo đó, kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
- Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;
- Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
...
5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
....
Theo đó, mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng Việt Nam.
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định của doanh nghiệp là 700 tỷ đồng Việt Nam.
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định của doanh nghiệp là 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?