Hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân có phải ngày lễ lớn không?
- Công nhân và viên chức quốc phòng có được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12 không?
Hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân được quy định tại Mục III Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành, cụ thể như sau:
(1) Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa
- Tại Hà Nội. Thời gian: Sáng ngày 22/12/2024.
- Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Thời gian: Sáng ngày 21/12/2024
(2) Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành
(i) Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia
- Thời gian: Dự kiến 7 giờ 45 phút, ngày 22/12/2024.
- Địa điểm: Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
(ii) Tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm
- Thời gian: Dự kiến 9 giờ 00 phút ngày 22/12/2024.
- Địa điểm: Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
(3) Tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm và cuộc thi tìm hiểu
- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia tại tỉnh Cao Bằng.
- Tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.
- Phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống "80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân".
- Tổ chức các cuộc thi kể chuyện truyền thống, thi tìm hiểu, tham quan các di tích lịch sử, giao lưu của tuổi trẻ, học sinh, sinh viên với cựu chiến binh Việt Nam.
(4) Tổ chức gặp mặt, công tác đền ơn đáp nghĩa, tôn vinh, tri ân người có công
- Tổ chức cuộc gặp mặt, tặng quà, tôn vinh đại biểu người có công, các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, cựu chiến binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và thương binh, thân nhân liệt sỹ đang công tác trong Quân đội, đại biểu cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ.
- Tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn, đáp nghĩa; tuyên truyền, vận động giúp Nhân dân xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nhất là tại các địa phương có địa danh lịch sử, khu căn cứ cách mạng trong kháng chiến.
(5) Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao
- Tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận, nghệ thuật giao lưu với nhân chứng lịch sử.
- Tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa quân - dân" tại các địa phương, trọng tâm là Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, thể thao, quảng bá tranh, ảnh, sách, hội thi, hội diễn, tuần phim chào mừng sự kiện.
- Tổ chức chương trình giao lưu Quân nhạc Quân đội các nước ASEAN trong dịp kỷ niệm (dự kiến tại thành phố Đà Nẵng).
- Tổ chức rà soát, tu bổ, tôn tạo một số di tích lịch sử đặc biệt liên quan đến sự kiện, tập trung là Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; các địa điểm thành lập Du kích Nam Kỳ, Bắc Sơn, Ba Tơ, Cứu Quốc quân 1, 2, 3, ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên,...
(6) Xây dựng phim tuyên truyền về sự kiện
- Xây dựng phim tài liệu.
- Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi.
- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc.
- Xây dựng các bộ phim truyền hình về "Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới.
(7) Biên soạn, phát hành tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; tổ chức triển lãm, trưng bày chuyên đề
- Tổ chức trưng bày, triển lãm thành tựu quân sự, quốc phòng, công nghiệp quốc phòng; triển lãm thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và hội chợ kinh tế - quốc phòng quốc tế.
- Tổ chức trưng bày, triển lãm các chuyên đề thành tựu văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài "Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng".
- Tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu, sách, báo, tranh, ảnh, tổ chức triển lãm về chủ đề 80 năm Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
(8) Tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành và trong cả nước
- Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong toàn quốc lập thành tích chào mừng sự kiện, gắn với thực hiện thắng lợi chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.
- Tổ chức đợt thi đua đặc biệt; đại hội, hội nghị thi đua, sơ kết, tổng kết, tôn vinh điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Quyết thắng, các phong trào, cuộc vận động của các cấp, các ngành.
(9) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội, cổ động trực quan, thông qua các hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội
- Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương mở chuyên trang, chuyên mục đặc biệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; phản ánh và đưa tin kịp thời về các hoạt động kỷ niệm lớn, trọng tâm, nhất là Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành; các hoạt động tri ân, thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công; biểu dương “người tốt, việc tốt”, các phong trào thi đua yêu nước; đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch...
- Tổ chức công tác tuyên truyền trên internet, mạng xã hội với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú qua các video, clip, bài viết...
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp từ Trung ương tới địa phương tăng cường báo cáo, nói chuyện truyền thống vào dịp kỷ niệm.
- Các tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị trong cả nước chỉ đạo tổ chức treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, băng zôn, pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền.
Trên đây là tổng hợp các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Tuy nhiên, để tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, hạ tầng kinh tế-xã hội đối với các tỉnh phía Bắc.
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đẫ có văn bản số 4184/TM-QH gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Do đó, sẽ không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân? (Hình từ Internet)
Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân có phải ngày lễ lớn không?
Các ngày lễ lớn của nước ta được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, mặc dù có ý nghĩa quan trọng nhưng Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân đều không phải là các ngày lễ lớn của nước ta.
Công nhân và viên chức quốc phòng có được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12 không?
Quy định về nghỉ lễ, tết đối với công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định tại Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Theo quy định trên thì công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12.
Lưu ý: Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Đảng ủy cơ sở? Cách lập Mẫu Kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm?
- Thời gian dạy nhóm trẻ độc lập có được tính phụ cấp thâm niên khi chuyển qua làm giáo viên tại trường công lập không?
- Ngày 22 12 có sự kiện gì? Ngày 22 12 có gì đặc biệt? Ngày 22 12 là ngày lễ lớn của Đất nước đúng không?
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15 tháng 11 chuẩn Thông tư 69?
- Mẫu báo cáo tồn kho hàng hóa là mẫu nào? Tải về file word, excel mẫu báo cáo tồn kho hàng hóa mới nhất?