Hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường gồm những nội dung nào? Việc thanh tra được thực hiện bằng những phương thức nào?
Hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 35/2009/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường như sau:
Nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra hành chính:
a) Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp;
b) Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hành chính thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.
2. Thanh tra chuyên ngành:
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường, bao gồm:
a) Đất đai;
b) Tài nguyên nước;
c) Tài nguyên khoáng sản, địa chất;
d) Môi trường;
đ) Khí tượng, thuỷ văn;
e) Đo đạc, bản đồ;
g) Quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo;
h) Các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động tài nguyên và môi trường.
Theo đó, hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường gồm việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Trong đó thanh tra hành chính là thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp.
Và thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường.
Nội dung hoạt động thanh tra tương ứng được quy định tại Điều 18 nêu trên.
Tài nguyên và môi trường (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là gì?
Theo Điều 19 Nghị định 35/2009/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là những nguyên tắc được quy định tại Điều 19 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
Đồng thời không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc thanh tra tài nguyên và môi trường được thực hiện bằng những phương thức nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2009/NĐ-CP quy định về phương thức hoạt động thanh tra như sau:
Phương thức hoạt động thanh tra
1. Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.
2. Đoàn thanh tra và Thanh tra viên độc lập hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Tài nguyên và Môi trường hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
4. Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.
5. Khi xử lý vi phạm, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải thực hiện đầy đủ trình tự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc thanh tra tài nguyên và môi trường được thực hiện bằng phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.
Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Tài nguyên và Môi trường hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Và Trưởng Đoàn thanh tra,Thanh tra viên độc lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?