Hoạt động thể lực của học sinh tiểu học có thể chia thành bao nhiêu nhóm cường độ theo quy định?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau hoạt động thể lực của học sinh tiểu học có thể chia thành bao nhiêu nhóm cường độ theo quy định? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trẻ em cần được hoạt động thể lực ít nhất bao nhiêu phút? Vai trò hoạt động thể lực là gì? Câu hỏi của anh G.A.Q đến từ TP.HCM.

Hoạt động thể lực của học sinh tiểu học có thể chia thành bao nhiêu nhóm cường độ theo quy định?

Căn cứ tại Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:

Dựa vào cường độ thì hoạt động thể lực có thể chia thành 3 nhóm cường độ, cụ thể:

- Hoạt động thể lực nhẹ: bao gồm các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như đi lại chậm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, phòng học… Hoạt động thể lực cường độ nhẹ chiếm đa số hoạt động thể lực trong ngày nhưng lại tiêu hao rất ít năng lượng và không phát huy tác dụng có lợi cho sức khỏe về mặt tim mạch và thừa cân.

- Hoạt động thể lực cường độ trung bình: là các hoạt động làm tăng nhịp tim lên khoảng 60-70% so với nhịp tim tối đa và tăng nhịp thở. Biểu hiện của loại vận động này là làm cho đối tượng thở hổn hển và tim đập nhanh. Các hoạt động trong nhóm này có ít trong ngày nhưng có lợi cho sức khỏe và cần thực hiện ít nhất 60 phút mỗi ngày.

- Hoạt động thể lực cường độ mạnh: là các hoạt động làm tăng nhịp tim tối đa. Các vận động trong nhóm này bao gồm bóng đá, chạy nhanh, leo núi, đi lên cầu thang nhiều tầng… Các hoạt động trong nhóm này cũng có lợi cho sức khỏe và nên tăng cường trong tổng số 60 phút vận động mỗi ngày.

Ngoài ra, hoạt động thể lực là bất kỳ chuyển động cơ thể do cơ và xương tạo ra, trong quá trình thực hiện có sự biến đổi làm tăng nhịp tim, nhịp thở và gây tiêu hao năng lượng. Hoạt động thể lực được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: tham gia vào các công việc lao động hàng ngày, hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao và đi lại…

Các hoạt động thể lực của trẻ em, học sinh bao gồm: trò chơi vận động, vui chơi giải trí, giờ học thể dục, thể thao trường học, các hoạt động trong thời gian nghỉ giữa các tiết học; đi bộ, chạy nhảy hoặc đi xe đạp đến trường và các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tập luyện các môn thể thao…

Hoạt động thể lực của học sinh tiểu học có thể chia thành bao nhiêu nhóm cường độ theo quy định?

Hoạt động thể lực của học sinh tiểu học có thể chia thành bao nhiêu nhóm cường độ theo quy định? (Hình từ Internet)

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trẻ em cần được hoạt động thể lực ít nhất bao nhiêu phút? Vai trò hoạt động thể lực là gì?

Căn cứ tại Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em cần được tạo điều kiện để tăng cường các hoạt động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày, có thể chia làm nhiều lần, mỗi lần ít nhất trên 10 phút với sự kết hợp giữa hoạt động cường độ trung bình với cường độ mạnh phù hợp lứa tuổi, giới và các giai đoạn phát triển thể chất và vận động.

Vai trò hoạt động thể lực đối với sức khỏe và trí lực học sinh được quy định tại Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022; cụ thể như sau:

- Giúp phát triển tốt chiều cao;

- Giúp tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp;

- Giúp nâng cao sức khỏe; tăng sự linh hoạt, nhanh nhẹn, sức mạnh, sức bền;

- Giúp học sinh cân bằng năng lượng và duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể;

- Tăng cường lưu thông máu giúp học sinh có trái tim khỏe mạnh;

- Giúp trẻ có đầu óc minh mẫn, thông minh hơn, học giỏi hơn;

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, cận thị, đái tháo đường .v.v.;

- Giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, khả năng thích nghi ...;

- Giúp học sinh hình thành và rèn luyện nhân cách như: tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, tính quyết đoán, tính kỷ luật...;

- Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới và tự tin vào bản thân.

Có những loại hoạt động thể lực nào dành cho học sinh tiểu học?

Căn cứ tại Mục 2 Phần 3 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:

Các loại hoạt động thể lực cho học sinh tiểu học

- Các bài tập khởi động: các động tác khởi động giúp cơ thể được làm nóng và tinh thần, thể chất của các em được sẵn sàng, cơ bắp có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi tập và giảm nguy cơ chấn thương; hệ tuần hoàn sẽ bơm máu giàu oxy đến khắp cơ thể.

- Một số các bài tập vận động: bài tập cổ, tập tay, vai; tập hông, tập chân, tập với bóng; tập với thảm, tập với con lăn; một số bài tập yoga…

- Bài tập/trò chơi và các tư thế yoga cần được xây dựng đơn giản, đa dạng, phong phú, mới lạ phù hợp với nhu cầu, sở thích được vui chơi, vận động, đặc điểm tâm sinh lý, phát triển thể chất của lứa tuổi và điều kiện thực tiễn tại nhà trường, giúp học sinh tăng cường vận động nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc và phòng bệnh tật, hình thành thói quen rèn luyện và giữ gìn sức khỏe.

Học sinh tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì? Mục đích của đánh giá trong giáo dục như thế nào?
Pháp luật
Trong thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá của ai là quan trọng nhất? 04 phương pháp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27?
Pháp luật
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học chính xác nhất? Tải về mẫu đơn xin chuyển trường?
Pháp luật
Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học? Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định khi nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về quê hương em ngắn, chọn lọc? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về quê hương em?
Pháp luật
Viết một đoạn văn kể về cảnh đẹp nước ta chọn lọc? Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nói về cảnh đẹp ở nước ta?
Pháp luật
Viết đoạn văn về nhân vật em yêu thích chọn lọc? Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc đã nghe?
Pháp luật
Mẫu Sổ theo dõi của lớp trưởng file word mới nhất? Lớp trưởng lớp tiểu học do ai bầu? Tuổi của học sinh vào học trường tiểu học là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu chữ 1 ô ly chuẩn cho học sinh tiểu học? File luyện viết chữ chuẩn giành cho học sinh tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học giữa kỳ theo Thông tư 27? Hướng dẫn giáo viên đánh giá định kỳ các môn học của học sinh tiểu học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh tiểu học
1,852 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh tiểu học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào