Hoạt động thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan phải đảm bảo yêu cầu về tài nguyên nước đối với từng mục đích thực hiện như thế nào?

Em làm việc trong ngành khai thác dưới đất, cụ thể là thiết kế, thi công giếng khoan. Em muốn hỏi: Yêu cầu chung đối với hoạt động bảo vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công giếng khoan được quy định như thế nào? Hoạt động thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan phải đảm bảo yêu cầu về tài nguyên nước đối với từng loại giếng như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác?

Yêu cầu chung đối với hoạt động bảo vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công giếng khoan được quy định như thế nào?

Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọi chung là giếng khoan) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác có liên quan đến nước dưới đất phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 4 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT như sau:

- Thực hiện các quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất.

- Chèn cách ly bằng đất sét tự nhiên hoặc vật liệu có tính chất thấm nước tương đương đất sét xung quanh thành giếng khoan và ống chống tạm thời. Trong phạm vi bán kính tối thiểu 01m xung quanh miệng giếng khoan phải gia cố, tôn cao bằng đất sét tự nhiên hoặc các vật liệu chống thấm khác để ngăn ngừa nước bẩn từ trên mặt đất chảy trực tiếp vào giếng khoan hoặc thấm qua thành, vách giếng khoan vào tầng chứa nước.

- Không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan để đưa vào giếng khoan; không để rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ ra môi trường xung quanh khu vực giếng khoan.

- Bảo đảm ổn định của môi trường đất xung quanh khu vực giếng khoan trong quá trình khoan và khi thực hiện các công việc nghiên cứu, thí nghiệm trong giếng khoan hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan.

- Đối với giếng khoan có thời gian dự kiến hoạt động từ hai (02) năm trở lên thì phải thực hiện việc chống ống và trám cách ly, bảo đảm ngăn nước từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước hoặc nước của các tầng chứa nước có chất lượng khác nhau lưu thông qua thành giếng khoan.

- Trường hợp khi thi công hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan mà gây sự cố sụt, lún đất và các sự cố bất thường khác thì phải dừng ngay việc thi công, sử dụng, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) nơi xảy ra sự cố.

- Đối với các giếng khoan không sử dụng hoặc bị hỏng trong quá trình thi công, sử dụng thì phải xử lý, trám lấp theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Thiết kế, thi công giếng khoan

Thiết kế, thi công giếng khoan

Hoạt động thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan phải đảm bảo yêu cầu về tài nguyên nước đối với từng loại giếng như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT, tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng khoan phải thực hiện các quy định tại Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu cụ thể đối với từng loại hoạt động

(1) Đối với giếng khoan thăm dò, điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:

a) Trường hợp giếng khoan được sử dụng làm giếng khoan khai thác nước dưới đất, quan trắc lâu dài hoặc giếng khoan có thời gian dự kiến sử dụng từ hai (02) năm trở lên thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

b) Các giếng khoan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này thì phải trám cách ly đoạn chiều sâu từ miệng giếng đến mái của tầng chứa nước hoặc trám cách ly đến đỉnh của lớp vật liệu lọc.

(2) Đối với giếng khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ:

a) Trường hợp giếng khoan có thời gian dự kiến sử dụng từ hai (02) năm trở lên thì thực hiện việc trám cách ly giếng khoan theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này;

b) Trường hợp giếng khoan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này thì phải trám cách ly đoạn chiều sâu tối thiểu 05m tính từ bề mặt đất.

(3) Đối với giếng đào:

a) Vị trí giếng được lựa chọn bảo đảm có khoảng cách từ 10m trở lên đến chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác;

b) Thành giếng phải xây gạch, đá, bê tông và phải cao hơn bề mặt đất tối thiểu 0,5m, bảo đảm cách ly không cho nước từ trên mặt đất chảy vào giếng.

Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác?

Bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác theo quy định tại Điều 8 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT như sau:

- Chủ công trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô nhiễm nước dưới đất qua giếng khoan khai thác.

- Chủ công trình khai thác nước dưới đất phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt phải xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh của công trình theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

- Chủ công trình khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất tổ chức lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực thực hiện việc quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước tại các giếng khai thác, giếng quan trắc của công trình bảo đảm thông số, hình thức và chế độ quan trắc để cung cấp, cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Việc quan trắc mực nước tại giếng quan trắc của công trình khai thác phải được thực hiện tối thiểu tại 01 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm; tối thiểu tại 02 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 5.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm; tối thiểu tại 03 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên.

- Phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong quá trình khai thác và các sự cố khác do hoạt động khai thác của mình gây ra; trường hợp xảy ra sự cố thì phải dừng ngay việc khai thác, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố và báo cáo cơ quan cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.

Như vậy, đối với hoạt động thiết kế, thi công giếng khoan, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác nói chung và quá trình thi công, thiết kế nói riêng. Bên cạnh đó, đối với từng mục đích thiết kế, thi công giếng khoan, yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất nói riêng và tài nguyên nước nói chung cũng được quy định chi tiết, đảm bảo các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách thống nhất.

Tài nguyên nước dưới đất
Khai thác nước dưới đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình có phải thực hiện kê khai không?
Pháp luật
Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất có tỷ lệ bao nhiêu? Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được phân loại thế nào?
Pháp luật
Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất gồm những gì? Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất được áp dụng với đối tượng nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác nước dưới đất có phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng không?
Pháp luật
Khoanh định vùng cấm vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện với khu vực nào? Thẩm quyền thực hiện khoanh định?
Pháp luật
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định căn cứ vào điều gì? Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là bao nhiêu?
Pháp luật
Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước dưới đất
3,216 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước dưới đất Khai thác nước dưới đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên nước dưới đất Xem toàn bộ văn bản về Khai thác nước dưới đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào