Hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng có áp dụng việc tiêm chủng tại nhà không?
- Ngân sách trung ương có được bố trí để mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng không?
- Hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng có áp dụng việc tiêm chủng tại nhà không?
- Trong quá trình vận chuyển vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cần phải làm gì?
Ngân sách trung ương có được bố trí để mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP như sau:
Nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng
...
3. Ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:
a) Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
b) Kiểm định vắc xin.
c) Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến tuyến tỉnh, thành phố.
d) Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vắc xin tại trung ương.
đ) Bồi thường khi sử dụng vắc xin xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.
Trường hợp tai biến khi sử dụng vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng tại địa phương được xác định nguyên nhân do chất lượng của vắc xin, đặc tính cố hữu của vắc xin, sai sót trong khâu bảo quản, vận chuyển vắc xin từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố thì ngân sách trung ương bố trí kinh phí để bồi thường.
Như vậy, Ngân sách trung ương được dùng để mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
Hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng có áp dụng việc tiêm chủng tại nhà không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 104/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và điểm d Khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động
1. Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;
b) Có phích vắc xin và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế.
d) Nhân sự bảo đảm điều kiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Thông tư 34/2018/TT-BYT có quy định về tổ chức chiến dịch tiêm chủng và tiêm chủng tại nhà như sau:
Tổ chức chiến dịch tiêm chủng và tiêm chủng tại nhà
1. Việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế đối với từng chiến dịch.
2. Chỉ những cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP mới được phép thực hiện chiến dịch.
3. Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, việc tiêm chủng tại nhà được áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng với điều kiện là việc tiêm chủng này phải được thực hiện tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều này nhằm đảm bảo rằng các cộng đồng khó tiếp cận với các cơ sở y tế vẫn có thể nhận được dịch vụ tiêm chủng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trong quá trình vận chuyển vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cần phải làm gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 34/2018/TT-BYT về vận chuyển vắc xin như sau:
Vận chuyển vắc xin
1. Việc vận chuyển vắc xin thực hiện theo quy định tại các điểm b, d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP.
2. Bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Phải duy trì nhiệt độ bảo quản liên tục, phù hợp đối với từng loại vắc xin theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin trong suốt quá trình vận chuyển.
3. Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phải theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử, ghi lại nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển đối với tuyến trung ương, khu vực và tỉnh. Đối với tuyến huyện và tuyến xã phải thực hiện theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển bằng nhiệt kế.
Theo đó, trong quá trình vận chuyển vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phải:
- Theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử.
- Ghi lại nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển đối với tuyến trung ương, khu vực và tỉnh.
Đối với tuyến huyện và tuyến xã phải thực hiện theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển bằng nhiệt kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?