Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia được chấm dứt khi nào? Cơ quan nào chủ trì tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ và hạt nhân?
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia được chấm dứt khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố như sau:
Chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố
1. Hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia được chấm dứt và công bố chính thức cho công chúng khi bảo đảm được các điều kiện sau:
a) Tình trạng phóng xạ đã được kiểm soát và các dữ liệu đặc trưng cho tình trạng phóng xạ của sự cố đã được thu thập đầy đủ;
b) Khả năng chiếu xạ hoặc gây nhiễm bẩn phóng xạ, khả năng phát triển của sự cố được đánh giá và khẳng định là ổn định;
c) Mức liều chiếu xạ đối với các nhóm công chúng có nguy cơ bị tác động được đánh giá và bảo đảm liều hiệu dụng không vượt quá mức liều quy định;
d) Kiểm soát được liều chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân viên khắc phục hậu quả sự cố giai đoạn sau đó trong giới hạn an toàn;
đ) Các yếu tố phi phóng xạ khác như khía cạnh về tâm lý, kinh tế, công nghệ, tái định cư, khả năng nguồn lực đã được xem xét;
e) Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động ứng phó sự cố đã có giải pháp xử lý và quản lý;
g) Đã có các giải pháp bảo đảm an toàn cho công chúng sau khi chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố.
2. Sở chỉ huy hiện trường trên cơ sở tình hình khắc phục sự cố và điều kiện thực tế, phối hợp với cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức, cá nhân có chuyên môn quyết định đề xuất chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố theo các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này và trình Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định.
3. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn sau khi nhận được đề xuất của Sở chỉ huy hiện trường có trách nhiệm tham vấn ý kiến của tổ chức, cá nhân có chuyên môn và quyết định chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố.
4. Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy hiện trường công bố chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo chính thức việc chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia được chấm dứt và công bố chính thức cho công chúng khi bảo đảm được các điều kiện sau:
- Tình trạng phóng xạ đã được kiểm soát và các dữ liệu đặc trưng cho tình trạng phóng xạ của sự cố đã được thu thập đầy đủ;
- Khả năng chiếu xạ hoặc gây nhiễm bẩn phóng xạ, khả năng phát triển của sự cố được đánh giá và khẳng định là ổn định;
- Mức liều chiếu xạ đối với các nhóm công chúng có nguy cơ bị tác động được đánh giá và bảo đảm liều hiệu dụng không vượt quá mức liều quy định;
- Kiểm soát được liều chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân viên khắc phục hậu quả sự cố giai đoạn sau đó trong giới hạn an toàn;
- Các yếu tố phi phóng xạ khác như khía cạnh về tâm lý, kinh tế, công nghệ, tái định cư, khả năng nguồn lực đã được xem xét;
- Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động ứng phó sự cố đã có giải pháp xử lý và quản lý;
- Đã có các giải pháp bảo đảm an toàn cho công chúng sau khi chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố.
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia được chấm dứt khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm gì đối với việc khắc phục hậu quả?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về khắc phục hậu quả sự cố như sau:
Khắc phục hậu quả sự cố
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố có trách nhiệm khắc phục hậu quả sự cố như sau:
a) Xây dựng và thực hiện phương án khắc phục hậu quả sự cố bên trong cơ sở;
b) Thực hiện khắc phục hậu quả sự cố bên ngoài cơ sở theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi xảy ra sự cố;
c) Chịu chi phí khắc phục hậu quả sự cố do cơ sở gây ra theo quy định pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi xảy ra sự cố hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện phương án khắc phục hậu quả sự cố trên địa bàn quản lý;
b) Sử dụng chi phí khắc phục hậu quả sự cố theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tư vấn kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương trong xây dựng phương án khắc phục hậu quả sự cố, triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sự cố và kiểm tra kết quả sau khi khắc phục.
4. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm giám sát việc khắc phục hậu quả sự cố và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ địa phương khi cần thiết.
Theo đó, đối với việc khắc phục hậu quả thì tổ chức tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm sau:
- Xây dựng và thực hiện phương án khắc phục hậu quả sự cố bên trong cơ sở;
- Thực hiện khắc phục hậu quả sự cố bên ngoài cơ sở theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi xảy ra sự cố;
- Chịu chi phí khắc phục hậu quả sự cố do cơ sở gây ra theo quy định pháp luật.
Cơ quan nào chủ trì tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ và hạt nhân?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về điều tra và báo cáo tổng kết như sau:
Điều tra và báo cáo tổng kết
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì lập và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng kết về kết quả ứng phó sự cố.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?