Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả được quản lý nhà nước theo các nội dung nào?
- Nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả là gì?
- Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả được quản lý nhà nước theo các nội dung nào?
- Ai có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả có trách nhiệm như thế nào?
Nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả là gì?
Nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP thì nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả (sau đây gọi là “nợ nước ngoài tự vay, tự trả”) là các khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc và lãi phát sinh từ việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của Bên đi vay theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả được quản lý nhà nước theo các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả được quản lý nhà nước theo các nội dung nào?
Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả được quản lý nhà nước theo các nội dung được quy định tại Điều 5 Nghị định 219/2013/NĐ-CP như sau:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
- Theo dõi các dòng tiền liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phục vụ việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối.
- Tổng hợp, báo cáo thông tin về vay nước ngoài tự vay, tự trả.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
- Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả.
Ai có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp?
Ai có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 219/2013/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng điều kiện vay nước ngoài tự vay, tự trả ngắn, trung, dài hạn trong từng thời kỳ.
3. Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay theo phương thức tự vay, tự trả.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.
5. Theo dõi việc thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.
7. Tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm.
8. Thực hiện các nội dung khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm.
Doanh nghiệp vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả có trách nhiệm như thế nào?
Doanh nghiệp vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả có trách nhiệm theo quy định tại Điều 14 Nghị định 219/2013/NĐ-CP như sau:
- Sử dụng vốn vay nước ngoài đúng mục đích, phù hợp với phạm vi hoạt động của Bên đi vay và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện khoản vay của Bên cho vay nước ngoài.
- Chịu trách nhiệm trong việc ký và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận khác có liên quan. Không được ký các thỏa thuận có nội dung trái quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tự chịu trách nhiệm trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả và tự chịu mọi rủi ro khi thực hiện vay nước ngoài tự vay, tự trả.
- Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài; mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ khoản vay nước ngoài.
- Tuân thủ quy định tại Nghị định này, các quy định về quản lý ngoại hối, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và tập quán quốc tế trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
- Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp lệ của các hồ sơ, tài liệu, chứng từ xuất trình đối với tổ chức tín dụng được phép, tổ chức tín dụng ở nước ngoài (trường hợp được phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài) khi thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài.
- Thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?