Học liệu điện tử là gì? Học liệu điện tử được cung cấp đến người học thông qua phương thức nào?
Học liệu điện tử là gì?
Học liệu điện tử được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT như sau:
Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo...
3. Hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System): là hệ thống phần mềm cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo qua mạng từ lúc nhập học đến khi người học hoàn thành khóa học qua mạng; giúp cơ sở đào tạo theo dõi và quản lý quá trình học tập của người học; tạo ra môi trường dạy và học ảo; giúp giáo viên giao tiếp với người học trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp người học có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giáo viên và các học viên khác để trao đổi bài.
4. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System): là hệ thống phần mềm quản lý kho nội dung học tập qua mạng, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội dung học tập tới người học. Hệ thống quản lý nội dung học tập có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập (để truyền tải nội dung học tập tới người học) và phần mềm công cụ soạn bài giảng (để tạo ra các nội dung học tập).
Như vậy, theo quy định trên thì học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo...
Học liệu điện tử (Hình từ Internet)
Học liệu điện tử được cung cấp đến người học thông qua phương thức nào?
Học liệu điện tử được cung cấp đến người học thông qua phương thức theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT như sau:
Học liệu điện tử
1. Học liệu điện tử phải có nội dung bám sát mục tiêu đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng được nhu cầu tự học của người học.
2. Phương thức cung cấp học liệu điện tử đến người học:
a) Trực tuyến qua mạng Internet;
b) Trực tuyến qua mạng nội bộ;
c) Đĩa CD, DVD, thẻ nhớ USB để người học có thể chủ động học không cần kết nối mạng.
3. Học liệu phục vụ học phần đào tạo qua mạng phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức khóa học.
Như vậy, theo quy định trên thì việc cung cấp học liệu điện tử đến người học thông qua phương thức sau:
- Trực tuyến qua mạng Internet;
- Trực tuyến qua mạng nội bộ;
- Đĩa CD, DVD, thẻ nhớ USB để người học có thể chủ động học không cần kết nối mạng.
Ai có thẩm quyền tổ chức thẩm định học liệu điện tử trước khi đưa vào sử dụng?
Ai có thẩm quyền tổ chức thẩm định học liệu điện tử trước khi đưa vào sử dụng, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Cục Công nghệ thông tin:
- Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nội dung của Thông tư này.
- Kiểm tra việc tuân thủ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng của các cơ sở đào tạo theo quy định của Thông tư này.
b) Các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp tham gia công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo
a) Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng theo các quy định của Thông tư này.
b) Tổ chức thẩm định học liệu điện tử trước khi đưa vào sử dụng. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng đào tạo qua mạng do cơ sở đào tạo tổ chức.
c) Tạo điều kiện để giảng viên, cán bộ kỹ thuật, cố vấn học tập và cán bộ thiết kế học liệu điện tử được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc được giao.
d) Tổ chức đánh giá hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng thông qua kênh phản hồi của giảng viên, cán bộ hỗ trợ, người học để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
đ) Ban hành quy chế về tổ chức, vận hành, cung cấp thông tin cho cổng thông tin đào tạo qua mạng của của cơ sở đào tạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định học liệu điện tử trước khi đưa vào sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?