Học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp thì người học phải có được những kiến thức nào?
- Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc chế tạo ra các thiết bị phụ trợ và sản phẩm cơ khí ứng dụng vào quá trình sản xuất và đời sống xã hội như các chi tiết thiết bị trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, điện … các chi tiết thiết bị theo tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách hàng.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.580 giờ (tương đương 56 tín chỉ).
Như vậy, học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.580 giờ tương đương 56 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 56 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành chế tạo thiết bị cơ khí (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp thì người học phải có được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu truyền động cơ khí thông dụng và hiện đại;
- Biết được phương pháp lựa chọn các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Biết được phương pháp đọc bản vẽ thi công và các tài liệu liên quan;
- Trình bày được cách tính toán, triển khai, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;
- Phân tích được quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí, lập được quy trình công nghệ;
- Trình bày được an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp; tổ chức nơi làm việc khoa học;
- Mô tả và lập được kế hoạch các công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp thì người học phải có được những kiến thức sau:
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu truyền động cơ khí thông dụng và hiện đại;
- Biết được phương pháp lựa chọn các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Biết được phương pháp đọc bản vẽ thi công và các tài liệu liên quan;
- Trình bày được cách tính toán, triển khai, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;
- Phân tích được quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí, lập được quy trình công nghệ;
- Trình bày được an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp; tổ chức nơi làm việc khoa học;
- Mô tả và lập được kế hoạch các công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế tạo thiết bị cơ khí, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?