Học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý vận hành lưới điện trung hạ thế;
- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện trung hạ thế;
- Vận hành trạm biến áp 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa trạm biến áp 110 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV;
- Quản lý sửa chữa đường dây 110 kV;
- Quản lý kỹ thuật lưới điện phân phối;
- Điều độ lưới điện phân phối.
Như vậy, học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Quản lý vận hành lưới điện trung hạ thế;
- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện trung hạ thế;
- Vận hành trạm biến áp 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa trạm biến áp 110 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV;
- Quản lý sửa chữa đường dây 110 kV;
- Quản lý kỹ thuật lưới điện phân phối;
- Điều độ lưới điện phân phối.
Ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống (Hình từ Internet)
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Triển khai được nội dung phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác;
- Xác định được chính xác nhiệm vụ phải thực hiện khi nhận phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác; so sánh sự phù hợp giữa nội dung, trình tự công việc trong phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác với thực tế và các quy định hiện hành; phân tích, so sánh, đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;
- Kiểm tra, so sánh, quan sát, phát hiện được các bất thường, các khiếm khuyết của thiết bị, lưới điện và các nguy cơ dẫn đến tình trạng bất thường, sự cố và dự kiến các tình huống diễn tiến sự cố của thiết bị, lưới điện;
- Sử dụng thuần thục các thiết bị đo thông số điện, đo phát nhiệt, đo lực, đo khoảng cách;
- Xác định được chính xác vị trí, quy cách lắp đặt các phần tử trong hệ thống điện;
- Vận hành thuần thục các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Kiểm tra được tổng thể các thiết bị, hạng mục công trình lưới điện đúng quy trình;
- So sánh được kết quả kiểm tra với các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo qui định; đánh giá được mức độ hư hỏng và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần thục cột điện, bộ đà, sứ cách điện, các thiết bị và phụ kiện đường dây có điện áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần thục các thiết bị điện và phụ kiện trong trạm biến áp phân phối, tủ điện trung thế; bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cáp ngầm đến 35 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống chống sét, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong trạm biến áp 110 kV;
- Quản lý, sử dụng thành thạo các trang bị an toàn, dụng cụ thi công; lập chính xác danh mục vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công;
- Lập được biện pháp tổ chức, biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình lưới điện;
- Thống kê được toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và các phụ kiện của công trình theo thiết kế;
- Triển khai được việc nghiệm thu, vận hành thử và bàn giao các hạng mục công trình lưới điện;
- Tính toán được tổn thất điện năng trên máy tính xử dụng các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ;
- Cập nhật được các số liệu thực tế về tổn thất điện năng trên hệ thống điện cụ thể; tính toán được các thông số điện áp, cân bằng công suất; phân tích, lựa chọn sơ đồ kết lưới phù hợp;
- Ứng phó linh hoạt trong các tình huống cắt tải do thiếu nguồn, cắt tải do quá tải hay điện áp thấp, sa thải phụ tải theo tần số thấp;
- Tách được theo trình tự tách thiết bị, đường dây ra khỏi vận hành;
- Đưa được thiết bị, đường dây trở lại vận hành theo đúng trình tự; xác định được giới hạn đáp ứng công suất của lưới điện đang phụ trách;
- Xác định được thứ tự ưu tiên của các phụ tải; lập kế hoạch khôi phục lưới điện đúng trình tự, thủ tục quy định; lập các kế hoạch huy động nguồn, kế hoạch kiểm tra, thí nghiệm, thử nghiệm các thiết bị, lưới điện;
- Xử lý được sự cố hệ thống điện thuần thục theo đúng quy trình;
- Điều độ được hệ thống điện thuần thục theo đúng quy trình;
- Xử lý chất thải đúng quy trình;
- Tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ, công việc được giao đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Tải Quy định ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?