Học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông, nhà trường có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây tai nạn giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường;
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo quy định trên, việc học sinh gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi của học sinh đó thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây tai nạn giao thông
Tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông đường bộ
Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Theo đó, tùy vào độ tuổi của học sinh này mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi học sinh đó gây thiệt hại sẽ phát sinh cho ai.
- Học sinh từ đủ 18 tuổi trở lên thì tự bồi thường;
- Học sinh chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ bồi thường toàn bộ thiệt hại;
- Học sinh chưa đủ 18 tuổi có người giám hộ thì ngời giám hộ được dùng tài sản của mình để bồi thường. Nếu chứng minh được người giám hộ không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp mà những người nêu trên không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hành vi gây thiệt hại của học sinh.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp học sinh gây tai nạn giao thông
Theo quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 đối với học sinh gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý như sau:
“Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”
Căn cứ vào quy định trên, việc trường học có nghĩa vụ bồi thường đối với học sinh gây thiệt hại phải đảm bảo một số yêu cầu sau;
- Học sinh là người chưa đủ 15 tuổi;
- Việc gây thiệt hại của học sinh diễn ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý học sinh đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?