Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được đào tạo bồi dưỡng trong thời gian bao nhiêu năm?
- Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được đào tạo bồi dưỡng trong thời gian bao nhiêu năm?
- Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non phải tiến hành kiểm tra định kỳ bao nhiêu lần trong một năm đối với từng môn học?
- Trường hợp nào thì học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được bảo lưu kết quả tuyển sinh?
Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được đào tạo bồi dưỡng trong thời gian bao nhiêu năm?
Khung thời gian đào tạo đối với học sinh dự bị đại học được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Chương trình bồi dưỡng
1. Nội dung bồi dưỡng
a) Học sinh DBĐH được bồi dưỡng kiến thức văn hóa ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH (môn 1, môn 2, môn 3) và môn Tiếng Anh, môn Tin học;
b) Học sinh DBĐH được rèn luyện sức khỏe (RLSK) và tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD). Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH lựa chọn các nội dung RLSK và HĐGD phù hợp;
c) Trường DBĐH chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
2. Khung thời gian
a) Đối với các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh
b) Đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh
Đối với tổ hợp môn có đồng thời môn Toán và môn Văn, thời gian học môn Toán là 8 tiết/tuần, thời gian học môn Văn là 7 tiết/tuần.
c) Thời gian bồi dưỡng DBĐH là 01 năm học. Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định Kế hoạch năm học đảm bảo đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác.
Theo quy định trên thì học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được đào tạo bồi dưỡng trong 01 năm.
Hiệu trưởng trường dự bị đại học sẽ quyết định Kế hoạch năm học đảm bảo đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác.
Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được đào tạo bồi dưỡng trong thời gian bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non phải tiến hành kiểm tra định kỳ bao nhiêu lần trong một năm đối với từng môn học?
Việc kiểm tra định kỳ đối với học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa, điểm tổng kết môn học
1. Kiểm tra định kỳ
a) Trong năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, môn khác là 45 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút;
b) Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.
...
Theo đó, trong năm học, mỗi môn học của học sinh dự bị đại học sẽ có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận, trong đó:
- Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, các môn khác là 45 phút.
- Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút.
Trường hợp học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.
Trường hợp nào thì học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được bảo lưu kết quả tuyển sinh?
Tại Điều 11 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Bảo lưu kết quả tuyển sinh và lưu ban
1. Bảo lưu kết quả tuyển sinh DBĐH cho những học sinh đã trúng tuyển DBĐH thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thời gian bảo lưu sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 01 năm;
b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị từ một tháng trở lên, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, thời gian bảo lưu không quá 01 năm.
2. Học sinh DBĐH thuộc một trong các trường hợp dưới đây được xét lưu ban 01 lần:
a) Nghỉ học quá 35 ngày do ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
b) Không thi đủ ba môn cuối khóa theo quy định do ốm đau hoặc tai nạn, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Học sinh người dân tộc thiểu số rất ít người, học sinh cử tuyển chưa đủ điều kiện công nhận hoàn thành DBĐH theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế này.
Như vậy, học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được bảo lưu kết quả tuyển sinh trong các trường hợp sau:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thời gian bảo lưu sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 01 năm;
- Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị từ một tháng trở lên, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, thời gian bảo lưu không quá 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?