Học sinh người nước ngoài có được chuyển trường từ nước ngoài vào học ở Việt Nam hay không? Điều kiện và thủ tục chuyển trường được quy định như thế nào?
- Đối tượng và điều kiện để học sinh người nước ngoài được chuyển trường vào học ở Việt Nam
- Hồ sơ chuyển trường và thủ tục tiếp nhận đối với học sinh người nước ngoài
- Chế độ tài chính, thời hạn đào tạo, ngôn ngữ học tập đối với học sinh người nước ngoài vào học ở Việt Nam
- Trách nhiệm và quyền của học sinh người nước ngoài học ở Việt Nam
Đối tượng và điều kiện để học sinh người nước ngoài được chuyển trường vào học ở Việt Nam
* Đối tượng học sinh người nước ngoài được xem xét, tiếp nhận vào học tại trường trung học Việt Nam
Theo Điều 12 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về đối tượng học sinh người nước ngoài được chuyển trường vào học ở Việt Nam bao gồm:
- Học sinh diện được cấp học bổng theo các hiệp định, thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
- Học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Học sinh theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
* Điều kiện để học sinh người nước ngoài chuyển trường vào học tại các trường trung học ở Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 13, khoản 1 Điều 14 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) như sau:
- Điều kiện văn bằng được quy định như sau:
Học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục 2019 đối với từng bậc học, cấp học.
- Điều kiện sức khỏe được quy định như sau:
+ Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học.
+ Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước.
+ Khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 03 tháng, nếu không đủ sức khỏe cũng được trả về nước.
- Điều kiện về tuổi đối với học sinh người nước ngoài tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT, cụ thể quy định:
Học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm 03 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học
Theo đó, học sinh người nước ngoài được xem xét, tiếp nhận vào học tại các trường trung học ở Việt Nam nếu thuộc các đối tượng được xem xét, tiếp nhận đồng thời phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Học sinh người nước ngoài
Hồ sơ chuyển trường và thủ tục tiếp nhận đối với học sinh người nước ngoài
Học sinh người nước ngoài muốn chuyển trường vào học tại Việt Nam chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) như sau:
- Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Bản tóm tắt lý lịch.
- Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định tại Điều 13 của Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).
- Học bạ hoặc giấy xác nhận của nhà trường về kết quả học tập các lớp học trước đó (bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực).
- Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).
- Ảnh cỡ 4 x 6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
Thủ tục tiếp nhận học sinh người nước ngoài quy định tại Điều 16 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT thực hiện như sau:
- Đối với học sinh được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT: Thực hiện theo Hiệp định đã được ký kết.
- Đối với học sinh được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 12 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT: Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
Chế độ tài chính, thời hạn đào tạo, ngôn ngữ học tập đối với học sinh người nước ngoài vào học ở Việt Nam
- Về chế độ tài chính: Điều 17 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn, chế độ bảo đảm sinh hoạt, học tập, các chế độ bảo hiểm, khám chữa bệnh, tiền vé máy bay lượt đến Việt Nam và lượt về nước (kể cả các trường hợp về nước trước thời hạn với mọi lý do) và các khoản tài chính khác liên quan đến học sinh được giải quyết theo hiệp định, thỏa thuận hoặc hợp đồng đào tạo đã ký kết hoặc do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ học sinh trang trải tương ứng với từng đối tượng học sinh người nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT.
- Về thời hạn đào tạo học sinh người nước ngoài: được quy định tại Điều 18 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT:
Thời hạn đào tạo đối với học sinh người nước ngoài vào học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam được thực hiện như đối với công dân Việt Nam theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
- Về ngôn ngữ học tập đối với học sinh người nước ngoài: Điều 19 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
+ Trong thời gian học tập tại trường trung học Việt Nam, học sinh người nước ngoài học các môn học bằng tiếng Việt như đối với học sinh Việt Nam.
+ Học sinh chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khóa. Thời gian học dự bị được quy định căn cứ theo yêu cầu trình độ tiếng Việt của từng bậc học và đối tượng học sinh, nhưng không quá 01 năm học.
+ Học sinh người nước ngoài được phép lựa chọn học môn ngoại ngữ có trong chương trình học và không trùng với ngôn ngữ đang sử dụng.
Trách nhiệm và quyền của học sinh người nước ngoài học ở Việt Nam
Theo Điều 20 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về trách nhiệm và quyền hạn đối với học sinh người nước ngoài học ở Việt Nam như sau:
“Điều 20. Trách nhiệm và quyền của học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam.
1. Tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán Việt Nam.
2. Thực hiện Điều lệ trường trung học, các nội quy về học tập và sinh hoạt.
3. Được hưởng quyền như học sinh Việt Nam theo quy định của Điều lệ trường trung học.
4. Được khen thưởng, bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ trường trung học và pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, học sinh người nước ngoài được vào học tại các trường trung học ở Việt Nam nếu thỏa mãn về đối tượng, điều kiện được chuyển trường và thực hiện hồ sơ, thủ tục chuyển theo quy định. Đồng thời, việc học tại các trường trung học ở Việt Nam, học sinh người nước ngoài cũng phải lưu ý về các chế độ đối với mình bao gồm chế độ tài chính, thời hạn đào tạo, ngôn ngữ học tập và thực hiện đúng trách nhiệm và quyền của mình khi học tập tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?