Học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm mấy tuổi? Học sinh tiểu học sẽ được học những gì ở trường tiểu học?
Học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm mấy tuổi?
Theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...
Chiếu theo quy định trên, học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm 06 tuổi.
Lưu ý: Trong một số trường hợp, học sinh có thể học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi nêu trên, cụ thể trong các trường hợp sau:
(1) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
(2) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm mấy tuổi? Học sinh tiểu học sẽ được học những gì ở trường tiểu học? (Hình từ Internet)
Học sinh tiểu học sẽ được học những gì ở trường tiểu học?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
3. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Theo đó, tại trường tiểu học, học sinh tiểu học sẽ được học:
- Những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người;
- Đạo đức xã hội;
- Kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán;
- Học thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh;
- Kỹ năng cơ bản về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
- Những nền tảng để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội.
Học sinh tiểu học có bắt buộc phải đi học thêm không?
Học sinh tiểu học có bắt buộc phải đi học thêm không thì căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
Đồng thời, tại Điều 4 Quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT cũng có nêu các trường hợp không được dạy thêm bao gồm việc không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Như vậy, học sinh tiểu học không bắt buộc phải đi học thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?