Học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi sẽ được nhận tiền mặt đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước hay không?
- Học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi sẽ được nhận tiền mặt đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước hay không?
- Học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi muốn được hỗ trợ tiền ăn thì cần gửi hồ sơ đề nghị vào khoảng thời gian nào?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi gồm những giấy tờ gì?
Học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi sẽ được nhận tiền mặt đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước hay không?
Việc quản lý kinh phí hỗ trợ tiền ăn đối với học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 116/2106/NĐ-CP như sau:
Quy trình lập dự toán, phân bổ, quyết toán và hỗ trợ kinh phí
1. Đối với Khoản kinh phí hỗ trợ tiền ăn, nhà ở cho học sinh và kinh phí hỗ trợ cho trường phổ thông theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
a) Hằng năm, vào thời Điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các trường căn cứ vào số lượng học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho học sinh và hỗ trợ cho các nhà trường như sau:
- Đối với các trường trực thuộc cấp huyện quản lý gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;
- Đối với các trường trực thuộc cấp tỉnh quản lý gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.
b) Phân bổ dự toán: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định.
c) Quản lý và quyết toán kinh phí
- Các đơn vị được giao kinh phí thực hiện chính sách cho học sinh có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí đúng Mục đích, theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và gửi báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách này về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hằng năm làm căn cứ xác định, bố trí dự toán kinh phí của năm kế hoạch.
- Số liệu quyết toán kinh phí chi trả chính sách cho học sinh được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của đơn vị theo đúng quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
d) Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng;
đ) Căn cứ Điều kiện thực tế tại địa phương, các trường chủ động quyết định phương án tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh trong trường hoặc trực tiếp phát gạo, tiền ăn cho học sinh;
e) Trường hợp học sinh thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 116/2106/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Đối với các trường phổ thông, gồm:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định thì kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng.
Như vậy, thì các em học sinh tiểu học tại các vùng đặc biệt khó khăn miền núi có sẽ được nhận kinh phí hỗ trợ tiền ăn hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu các em học sinh tiểu học tại các vùng đặc biệt khó khăn miền núi đang theo học tại các trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh thì kinh phí này có thể sẽ do phía nhà trường quản lý và sử dụng.
Kể cả trường hợp cấp phát tiền hoặc sử dụng kinh phí hỗ trợ để thực hiện nấu ăn cho học sinh thì phía nhà trường có trách nhiệm phải gửi báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hằng năm làm căn cứ xác định, bố trí dự toán kinh phí của năm kế hoạch.
Học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi sẽ được nhận tiền mặt đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi muốn được hỗ trợ tiền ăn thì cần gửi hồ sơ đề nghị vào khoảng thời gian nào?
Thời gian nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 116/2106/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ
1. Trình tự và thời gian thực hiện
a) Vào thời Điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 6 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu khi đề nghị xét, cấp trong cùng một trường, riêng trường hợp thuộc hộ nghèo phải nộp bổ sung giấy tờ chứng minh là hộ nghèo theo từng năm học;
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường có trách nhiệm xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 6 của Nghị định này gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học phổ thông.
...
Theo đó hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn đối với học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi phải được gửi vào thời Điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học.
Nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ có trách nhiệm tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 6 Nghị định 116/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn miền núi bao gồm:
(1) Đơn đề nghị hỗ trợ đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm Nghị định 116/2016/NĐ-CP TẢI VỀ.
(2) Bản sao của một trong các loại giấy tờ:
- Thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân,
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú,
- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?