Học sinh trung học phổ thông dân tộc Kinh đang học tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn có được nhà nước hỗ trợ tiền ăn không?
- Học sinh trung học phổ thông dân tộc kinh đang học tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn miền núi có được nhà nước hỗ trợ tiền ăn không?
- Điều kiện để học sinh trung học phổ thông dân tộc Kinh hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước là gì?
- Học sinh trung học phổ thông dân tộc kinh đang học tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn miền núi sẽ được hỗ trợ tiền ăn là bao nhiêu?
Học sinh trung học phổ thông dân tộc kinh đang học tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn miền núi có được nhà nước hỗ trợ tiền ăn không?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi Điều chỉnh
Nghị định này quy định đối tượng, mức hỗ trợ, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, quy trình cấp phát và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 116/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối với học sinh, gồm:
a) Học sinh tiểu học và trung học cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
b) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định trên nhà nước sẽ hỗ trợ tiền ăn cho các em học sinh là người dân tộc Kinh trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ tiền ăn cho các học sinh đang học tại:
- Các trường ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi;
- Các trường ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
- Các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định.
Điều kiện để học sinh trung học phổ thông dân tộc Kinh hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:
Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ
1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:
a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:
a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;
b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Như vậy, điều kiện để học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn từ nhà nước sẽ bao gồm các điều kiện sau:
(1) Nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
(2) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;
(3) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
(4) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn:
- Phải qua sông, suối không có cầu;
- Qua đèo, núi cao;
- Qua vùng sạt lở đất, đá.
Học sinh trung học phổ thông dân tộc kinh đang học tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn có được nhà nước hỗ trợ tiền ăn không? (Hình từ Internet)
Học sinh trung học phổ thông dân tộc kinh đang học tại trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn miền núi sẽ được hỗ trợ tiền ăn là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn miền núi được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP như sau:
Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP cũng có quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức hỗ trợ tiền ăn mà học sinh trung học phổ thông tại vùng đặc biệt khó khăn miền núi được nhận là 720.000 đồng/tháng (bằng 40% mức lương cơ sở) và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Ngoài tiền ăn ra thì các em học sinh trung học phổ thông tại vùng đặc biệt khó khăn miền núi còn được hỗ trợ thêm các khoản sau:
(1) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ 180.000 đồng/tháng (bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh);
(2) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?