Học sinh trường giáo dưỡng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thì có được phép gửi thư cho người thân nữa không?

Cho tôi hỏi nếu trong thời gian học tập tại trường giáo dưỡng mà con tôi vi phạm nội quy bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thì con tôi có được phép gửi thư về cho gia đình nữa không? Câu hỏi của chị Nguyệt từ Hưng Yên.

Học sinh trường giáo dưỡng có được phép gửi thư cho người thân hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ liên lạc đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại
1. Học sinh được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...

Dẫn chiếu điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ liên lạc thân nhân của học sinh như sau:

Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
2. Chế độ liên lạc
a) Học sinh được gửi thư và nhận thư; thư được kiểm duyệt trước khi nhận, gửi; học sinh không được gửi, nhận thư nếu nội dung không phù hợp, không đúng với thuần phong mỹ tục, không mang tính chất giáo dục;
...

Theo đó, học sinh trường giáo dưỡng được phép gửi thư về cho người thân. Tuy nhiên, nội dung thư cần được kiểm duyệt trước khi gửi.

Học sinh không được gửi thư nếu nội dung không phù hợp, không đúng với thuần phong mỹ tục, không mang tính chất giáo dục.

Học sinh trường giáo dưỡng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thì có được phép gửi thư cho người thân nữa không?

Học sinh trường giáo dưỡng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thì có được phép gửi thư cho người thân nữa không? (Hình từ Internet)

Khi gửi thư về cho người thân thì học sinh trường giáo dưỡng có phải đóng phí không?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ nhận tiền, quà đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Chế độ nhận tiền, quà
1. Học sinh được nhận tiền, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Trại viên được nhận tiền, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...

Dẫn chiếu khoản 3 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ nhận tiền quà của học sinh như sau:

Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
3. Chế độ nhận tiền, quà
a) Học sinh được nhận tiền mặt (Việt Nam đồng) do thân nhân đến thăm gặp gửi thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tiếp nhận, chuyển vào Sổ lưu ký học sinh; đối với tiền gửi qua bưu điện thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo quy định, vào sổ theo dõi, quản lý, đồng thời thông báo cho học sinh được nhận tiền biết.
Số tiền lưu ký của học sinh được sử dụng mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa và các đồ dùng thiết yếu khác tại căng tin trường giáo dưỡng; thanh toán tiền gửi thư, liên lạc điện thoại; gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại (nếu còn) khi chấp hành xong quyết định;

Như vậy, khi gửi thư cho người thân thì học sinh trường giáo dưỡng phải thanh toán chi phí gửi thư.

Số tiền dùng để thanh toán được lấy từ số tiền lưu ký của học sinh do thân nhân gửi đến.

Học sinh trường giáo dưỡng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thì có được phép gửi thư cho người thân nữa không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ liên lạc đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại
1. Học sinh được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...

Dẫn chiếu điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ liên lạc thân nhân của học sinh như sau:

Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
2. Chế độ liên lạc
...
b) Học sinh được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại, mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Trường hợp học sinh có nhu cầu trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của học sinh hoặc vì công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời gian liên lạc với thân nhân. Trước khi liên lạc với thân nhân học sinh phải đăng ký theo quy định của trường giáo dưỡng; trường hợp cán bộ trưởng giáo dưỡng phát hiện nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ bị chấm dứt liên lạc;
c) Học sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị giáo dục tại phòng riêng hoặc học sinh đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
...

Theo đó, pháp luật chỉ quy định về việc học sinh trường giáo dưỡng không được phép liên lạc điện thoại với thân nhân khi bị áp dụng hình thức kỷ luật giáo dục tại phòng riêng hoặc học sinh đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý.

Như vậy, trong trường hợp học sinh trường giáo dưỡng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hay giáo dục tại phòng riêng thì vẫn có thể gửi thư cho người thân.

Học sinh trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh trường giáo dưỡng
Pháp luật
Tiền thuốc chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng là bao nhiêu? Chế độ ăn của học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Chế độ ăn của học sinh trường giáo dưỡng trong các ngày lễ tết như thế nào? Trong một năm được cấp đồ mặc và đồ dùng sinh hoạt nào?
Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng có thể gặp người không phải thân nhân của mình tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng không?
Pháp luật
Học sinh có được miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nếu lập công trong thời gian tạm hoãn chấp hành quyết định?
Pháp luật
Mức ăn của học sinh trường giáo dưỡng trong dịp Tết Nguyên đán được tăng lên bao nhiêu lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường?
Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải sẽ được bố trí phòng riêng hay không?
Pháp luật
Việc sắp xếp chỗ ở cho học sinh trường giáo dưỡng được dựa trên những căn cứ nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Những ai được phép thăm, gặp học sinh tại trường giáo dưỡng? Học sinh trường giáo dưỡng được nhận tiền từ thân nhân như thế nào?
Pháp luật
Trường giáo dưỡng phải thực hiện những hoạt động gì để giúp học sinh đã chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng?
Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng có được giải quyết cho về nhà khi gia đình có việc tang của gia đình hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh trường giáo dưỡng
759 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh trường giáo dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh trường giáo dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào