Học sinh trường giáo dưỡng có được gọi điện thoại cho thân nhân nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật giáo dục tại phòng riêng hay không?
- Học sinh trường giáo dưỡng có được phép gọi điện thoại về cho thân nhân hay không?
- Trốn tránh việc học tập thì học sinh trường giáo dưỡng sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Học sinh trường giáo dưỡng có được gọi điện thoại cho thân nhân nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật giáo dục tại phòng riêng hay không?
Học sinh trường giáo dưỡng có được phép gọi điện thoại về cho thân nhân hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ liên lạc đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Chế độ nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại
1. Học sinh được nhận, gửi thư; liên lạc điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ liên lạc thân nhân của học sinh như sau:
Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
2. Chế độ liên lạc
...
b) Học sinh được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại, mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Trường hợp học sinh có nhu cầu trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của học sinh hoặc vì công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời gian liên lạc với thân nhân. Trước khi liên lạc với thân nhân học sinh phải đăng ký theo quy định của trường giáo dưỡng; trường hợp cán bộ trưởng giáo dưỡng phát hiện nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ bị chấm dứt liên lạc;
...
Như vậy, học sinh trường giáo dưỡng được phép gọi điện thoại về cho thân nhân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút.
Trường hợp học sinh có nhu cầu trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của học sinh hoặc vì công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời gian liên lạc với thân nhân.
Lưu ý: Trước khi liên lạc với thân nhân học sinh phải đăng ký theo quy định của trường giáo dưỡng; trường hợp cán bộ trưởng giáo dưỡng phát hiện nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ bị chấm dứt liên lạc.
Học sinh trường giáo dưỡng có được gọi điện thoại cho thân nhân nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật giáo dục tại phòng riêng hay không? (Hình từ Internet)
Trốn tránh việc học tập thì học sinh trường giáo dưỡng sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ khoản 13 Điều 2 Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định về những hành vi bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
10. Đe dọa, đánh đập, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của học sinh, người khác; xâm phạm tài sản của trường giáo dưỡng, học sinh khác; tự hủy hoại thân thể mình; quan hệ tình dục và các quan hệ không lành mạnh khác giữa học sinh với nhau hoặc với người khác.
11. Mua, bán, trao đổi, vay, mượn, cho, nhận bất cứ thứ gì giữa các học sinh với nhau và với người khác (trừ trường hợp được sự đồng ý của cán bộ có trách nhiệm).
12. Có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa khi giao tiếp.
13. Chống đối, chây lười, trốn tránh hoặc cản trở việc học tập, lao động, học nghề, thuê hoặc bắt ép học sinh khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của học sinh khác dưới bất kỳ hình thức nào.
14. Tự ý liên hoan, ăn uống, đốt lửa, đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú, nơi học tập, lao động, học nghề, bệnh xá, nơi sinh hoạt tập thể.
15. Tự ý tiếp xúc với người ngoài khi chưa được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
...
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 19 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy đinh về việc áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật
...
3. Xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng riêng đối với học sinh, cách ly tại buồng kỷ luật đối với trại viên trong các trường hợp sau đây:
a) Học sinh đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại Điều 1, các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại Điều 1, các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 15, 16, 17, 18 và 19 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Học sinh thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 10 và 13 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 10, 11 và 14 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Từ những quy định vừa nêu thì học sinh trường giáo dưỡng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng riêng nếu có hành vi trốn tránh việc học tập.
Học sinh trường giáo dưỡng có được gọi điện thoại cho thân nhân nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật giáo dục tại phòng riêng hay không?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ liên lạc thân nhân của học sinh như sau:
Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
2. Chế độ liên lạc
...
c) Học sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị giáo dục tại phòng riêng hoặc học sinh đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
Theo đó, đối với học sinh trường giáo dưỡng có hành vi trốn tránh học tập bị áp dụng hình thức kỷ luật giáo dục tại phòng riêng thì không được phép gọi điện cho thân nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?