Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật không?
Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật không?
Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo nghiệp vụ cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật thì theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Chức năng của Học viện Tư pháp
a) Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo (đào tạo sau đại học);
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và các đối tượng khác theo nhu cầu xã hội;
c) Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và nhu cầu xã hội;
d) Tư vấn pháp luật;
Theo đó, về chức năng của Học viện Tư pháp có bao gồm chức năng đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo (đào tạo sau đại học).
Như vậy, Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật.
Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo nghiệp vụ cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Tư pháp?
Theo Điều 2 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch công tác dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm của Học viện; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành Tư pháp.
- Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo bao gồm:
+ Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, trợ giúp viên pháp lý, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, thừa phát lại, thư ký thừa phát lại, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật), đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ( khi được giao nhiệm vụ);
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp;
+ Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo và quản lý học viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt mục tiêu đào tạo toàn diện cho học viên.
- Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, sách tham khảo, Tạp chí Nghề luật, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Học viện theo quy định pháp luật.
- Đảm bảo chất lượng đào tạo; tổ chức tự đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định pháp luật.
- Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ hoạt động của ngành Tư pháp.
- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn pháp luật và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Tư pháp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện và các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện.
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Học viện theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Học viện theo quy định.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Học viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Học viện Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 về vị trí của Học viện Tư pháp như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí của Học viện Tư pháp
Học viện Tư pháp (sau đây gọi tắt là Học viện) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.
Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
...
Theo quy định trên, Học viện Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?