Học xong đại học thì có còn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự hay không? Nếu không đi khám nghĩa vụ thì xử phạt thế nào?
- Học xong đại học thì còn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự hay không?
- Công nhân nam trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xử phạt thế nào?
- Công dân trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự thì được miễn nhập ngũ khi nào?
- Công dân trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tuân thủ theo nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và sự quản lý như thế nào?
Học xong đại học thì còn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo đó, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy, có thể thấy rằng thông thường thì độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Trường hợp của bạn học hết đại học (24 tuổi) thì lúc này bạn vẫn còn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự.
Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (Hình từ Internet)
Công nhân nam trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.”
Như vậy, công dân nam trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn phải khắc phục hậu quả là buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.
Công dân trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự thì được miễn nhập ngũ khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Theo đó, công dân trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự nếu thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì được miễn gọi nhập ngũ.
Công dân trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tuân thủ theo nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và sự quản lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
3. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?