Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm có những loại hội viên nào? Hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những quyền hạn gì?
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm có những loại hội viên nào?
Hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 18 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Hội viên
1. Hội viên của Hội gồm: hội viên cá nhân và hội viên tập thể.
a) Hội viên cá nhân: là những người Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên cá nhân thì được công nhận là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
b) Hội viên tập thể: là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên tập thể, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội được công nhận là hội viên tập thể của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
2. Các cấp Hội được mời những người có uy tín, tâm huyết, có Điều kiện tham gia công tác nhân đạo làm hội viên danh dự của Hội. Hội viên danh dự không phải đóng hội phí và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
Căn cứ quy định trên, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm có 02 loại hội viên:
(1) Hội viên cá nhân: là những người Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên cá nhân thì được công nhận là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
(2) Hội viên tập thể: là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên tập thể, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội được công nhận là hội viên tập thể của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Lưu ý: Các cấp Hội được mời những người có uy tín, tâm huyết, có Điều kiện tham gia công tác nhân đạo làm hội viên danh dự của Hội. Hội viên danh dự không phải đóng hội phí và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
Nhiệm vụ chính của hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 19 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên
1. Hội viên có các nhiệm vụ sau:
a) Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ Điều lệ và các nghị quyết của Hội; tuyên truyền tôn chỉ, Mục đích của Hội.
b) Tham gia tích cực các hoạt động của Hội; giúp đỡ và vận động giúp đỡ những người khó khăn; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
c) Tham gia xây dựng Hội vững mạnh và đóng hội phí theo quy định.
...
Theo đó, hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có nhiệm vụ chính sau:
- Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ Điều lệ và các nghị quyết của Hội; tuyên truyền tôn chỉ, Mục đích của Hội.
- Tham gia tích cực các hoạt động của Hội; giúp đỡ và vận động giúp đỡ những người khó khăn; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
- Tham gia xây dựng Hội vững mạnh và đóng hội phí theo quy định.
Hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những quyền hạn như sau:
(1) Hội viên cá nhân có các quyền sau:
- Được ứng cử, đề cử vào ban lãnh đạo Hội.
- Được đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát các công việc của Hội.
- Được sinh hoạt, hoạt động, được cung cấp thông tin về Hội.
- Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp và giúp đỡ khi gặp khó khăn; được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước.
- Trong khi tham gia hoạt động Chữ thập đỏ, hội viên bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được Hội đề nghị giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật.
- Được thôi không là hội viên khi không đủ Điều kiện tham gia.
(2) Hội viên tập thể có các quyền sau:
- Được bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp khi tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội; được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước.
- Được sử dụng logo của tổ chức, đơn vị mình trong một số hoạt động Chữ thập đỏ mà tổ chức, đơn vị có đóng góp.
- Được thôi không là hội viên khi không đủ Điều kiện tham gia
Lưu ý: Đối với hội viên được công nhận hội viên hạng Bạch kim, hạng Vàng và hạng Bạc, ngoài quyền lợi và nghĩa vụ như hội viên hoạt động còn có các quyền sau:
- Hội viên hạng Bạch kim được tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội các cấp; được sử dụng logo của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động Chữ thập đỏ mà hội viên trực tiếp tham gia; được tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển chung của Hội; được xem xét tham gia các sự kiện do Trung ương Hội tổ chức.
- Hội viên hạng Vàng được tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội cấp tỉnh; được tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển chung của Hội ở địa phương và tham dự các sự kiện lớn của tỉnh, thành Hội.
- Hội viên hạng Bạc được tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội cấp huyện; được tham gia đóng góp ý kiến cho kế hoạch phát triển chung của Hội ở địa phương và tham dự các sự kiện lớn của Hội cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?