Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn là bệnh do loại vi rút nào gây nên? Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
- Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn là bệnh do loại vi rút nào gây nên?
- Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn thường xảy ra tập trung vào khoản thời gian nào?
- Có thể sử dụng những loại thuốc thử nào để tiến hành chẩn đoán các cá thể cho triệu chứng mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp?
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn là bệnh do loại vi rút nào gây nên?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) quy định về hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và những chữ viết tắt sau:
2.1. Thuật ngữ, định nghĩa
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn: là bệnh truyền nhiễm do vi rút PRRS, họ Arteriviridae gây ra. Bệnh cũng được gọi theo tên viết tắt bằng tiếng Anh là bệnh PRRS hoặc trong dân gian gọi là bệnh Tai xanh.
CHÚ THÍCH 1: Biểu hiện đặc trưng của lợn bệnh là các rối loạn về sinh sản ở lợn nái như sẩy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu. Lợn con đang nuôi theo mẹ, lợn nái hậu bị có biểu hiện viêm đường hô hấp rất nặng.
CHÚ THÍCH 2: Vi rút PRRS có hai kiểu gen chính được công nhận là kiểu gen Châu Âu (týp l) có tên gọi là Lelystad và kiểu gen Bắc Mỹ (týp II) có tên gọi là VR2332. Vi rút PRRS gây bệnh ở Việt Nam thuộc kiểu gen Bắc Mỹ nhưng có độc lực cao và giống với các chủng vi rút PRRS của Trung Quốc.
...
Theo đó hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn là bệnh truyền nhiễm do vi rút PRRS, họ Arteriviridae gây ra. Bệnh cũng được gọi theo tên viết tắt bằng tiếng Anh là bệnh PRRS hoặc trong dân gian gọi là bệnh Tai xanh.
Vi rút PRRS có hai kiểu gen chính được công nhận là kiểu gen Châu Âu (týp l) có tên gọi là Lelystad và kiểu gen Bắc Mỹ (týp II) có tên gọi là VR2332. Vi rút PRRS gây bệnh ở Việt Nam thuộc kiểu gen Bắc Mỹ nhưng có độc lực cao và giống với các chủng vi rút PRRS của Trung Quốc.
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn là bệnh do loại vi rút nào gây nên? (Hình từ Internet)
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn thường xảy ra tập trung vào khoản thời gian nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) quy định về chấn đoán lâm sàng của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh PRRS.
- Ở những lứa tuổi khác nhau, lợn mắc bệnh PRRS có những triệu chứng, bệnh tích biểu hiện cũng khác nhau.
- Ở Việt Nam, bệnh đã trở thành dịch địa phương nên có thể xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhất vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm khi người chăn nuôi tái đàn gia súc.
5.1.2. Triệu chứng
- Lợn nái: khi nhiễm bệnh thường kém ăn, bỏ ăn, sốt cao 39 °C - 40 °C, một số con bị ho.
Triệu chứng đặc trưng thường gặp là viêm vú và mất sữa. Hiện tượng tai tím, tai xanh có xuất hiện nhưng không nhiều, nếu xuất hiện thì trong vài giờ là hết.
Ở thể cấp tính lợn có thể bị sảy thai. Một số lợn đẻ non sau khi mang thai 4 tuần, sau đó duy trì tình trạng động dục giả và chậm động dục sau cai sữa. Lợn đẻ ra thai chết, thai gỗ hoặc thai vẫn sống nhưng rất yếu hoặc chết yểu ngay sau đó.
Đôi khi lợn nái có triệu chứng thần kinh như mất điều hòa vận động.
- Lợn đực: mắc PRRS thường sốt trong thời gian ngắn, bỏ ăn. Một số lợn có biểu hiện hôn mê và có triệu chứng đường hô hấp như ho, thở khò khè. Đặc biệt là viêm tinh hoàn, giảm tính năng giao phối, xuất tinh kém, tỷ lệ thụ thai thấp.
- Lợn con đang nuôi theo mẹ: thường chết yểu. Nếu sống hay mắc các bệnh đường hô hấp và thường bị ỉa chảy. Lợn có biểu hiện viêm kết mạc, sưng mí mắt. Lợn con sốt, ủ rũ, bỏ ăn, gầy còm, thở nhanh, đôi khi đi liêu xiêu, nghiêng ngả.
- Lợn cai sữa và lợn choai: có biểu hiện sốt, ủ rũ, bỏ ăn, thở nhanh, thở khó. Xuất huyết dưới da vùng tai, mông, đùi, lông xơ xác, nếu có nhiễm trùng kế phát thì có triệu chứng đường hô hấp, tiêu hóa rõ rệt.
5.1.3. Bệnh tích
5.1.3.1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi. Phổi có hiện tượng viêm hoại tử, đặc trưng bởi những đám chắc đặc. Trên các thùy phổi bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ, chắc đặc. Mặt cắt ngang của các thùy phổi bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ.
5.1.3.2. Bệnh tích vi thể
Quan sát dưới kính hiển vi thường (xem 4.10) có độ phóng đại 400 lần thấy phổi có hiện tượng dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu, trong phế nang chứa đầy dịch viêm, đại thực bào. Một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích khá đặc trưng ở phổi là hiện tượng phế nang bị nhăn và có hiện tượng đại thực bào bị phân hủy.
...
Như vậy, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn đã trở thành dịch địa phương nên có thể xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhất vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm khi người chăn nuôi tái đàn gia súc.
Có thể sử dụng những loại thuốc thử nào để tiến hành chẩn đoán các cá thể cho triệu chứng mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-21:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất hai lần hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có Rnase, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Môi trường phát triển tế bào MEM có chứa FCS (huyết thanh thai bê).
3.2. Canh thang tim não BHI.
3.3. Các loại kháng sinh Penicillin, Kanamycin, streptomycin, Mycostatin, Gentamicin.
3.4. Formalin 40%.
3.5. Sữa gầy (skim milk).
3.6. Dung dịch NP40.
3.7. Dung dịch peroxidase (H2O2) 30%.
3.8. Dung dịch AEC.
Theo tiêu chuẩn trên thì một số loại thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp gồm:
- Môi trường phát triển tế bào MEM có chứa FCS (huyết thanh thai bê).
- Canh thang tim não BHI.
- Các loại kháng sinh Penicillin, Kanamycin, streptomycin, Mycostatin, Gentamicin.
- Formalin 40%.
- Sữa gầy (skim milk).
- Dung dịch NP40.
- Dung dịch peroxidase (H2O2) 30%.
- Dung dịch AEC
Cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất hai lần hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có Rnase, trừ các trường hợp có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?