Hội Dinh dưỡng Việt Nam có cơ cấu tổ chức ở Trung ương như thế nào? Cơ quan lãnh đạo là cơ quan cao nhất của Hội Dinh dưỡng Việt Nam?
Hội Dinh dưỡng Việt Nam có cơ cấu tổ chức ở Trung ương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về tổ chức của Hội gồm như sau:
Tổ chức của Hội gồm
1. Ở Trung ương:
Thành lập Hội Dinh dưỡng Việt Nam, bao gồm: Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Thường vụ, Ban Thường trực, các ban chuyên môn, văn phòng Hội và Hội viên.
F Ban chấp hành Trung ương Hội gồm:
♦ 01 Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội.
♦ Phó chủ tịch: 3 - 5 người.
♦ 01 Tổng thư ký.
♦ 01 Phó tổng thư ký
♦ Ban Thường vụ
♦ Ban Thường trực.
Các Ban chuyên môn:
- Ban Thông tin tuyên truyền giáo dục.
- Ban Khoa học Kỹ thuật.
- Ban Đối ngoại và tài trợ.
- Ban Tổ chức phát triển Hội.
- Văn phòng Hội.
Các ủy viên Ban chấp hành: do đại hội mỗi nhiệm kỳ quyết định.
Các ủy viên Ban Thường vụ: do Ban Chấp hành bầu ra.
Ban Thường trực: do Ban Thường vụ thống nhất bầu ra.
2. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) nếu có nhu cầu thì thành lập Hội Dinh dưỡng tỉnh. Việc thành lập Hội Dinh dưỡng tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định và là thành viên tự nguyện của Hội Trung ương. Các Hội thành viên ở các tỉnh hoạt động theo sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ban chấp hành Trung ương Hội và không trái với điều lệ, nghị quyết của Trung ương Hội.
3. Ở cơ sở có thể thành lập chi hội. Nếu có từ 5 hội viên trở lên thì có thể thành lập chi hội hoặc chi hội chuyên ngành (Nhi, Lâm sàng...).
4. Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập các tổ chức dịch vụ, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ tư vấn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực dinh dưỡng, quỹ dinh dưỡng để hỗ trợ các hoạt động về dinh dưỡng, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Dinh dưỡng Việt Nam có cơ cấu tổ chức ở Trung ương như sau:
- Ban Chấp hành Trung ương Hội;
- Ban Thường vụ;
- Ban Thường trực;
- Các ban chuyên môn;
- Văn phòng Hội và Hội viên.
Hội Dinh dưỡng Việt Nam có cơ cấu tổ chức ở Trung ương như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo là cơ quan cao nhất của Hội Dinh dưỡng Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về cơ quan lãnh đạo của Hội như sau:
Cơ quan lãnh đạo của Hội
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội với nhiệm kỳ 5 năm một lần.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Dinh dưỡng Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Dinh dưỡng Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về đại hội đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ
1. Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
2. Quyết định mục tiêu phương hướng nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
3. Sửa đổi điều lệ Hội (nếu có yêu cầu)
4. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội: số lượng BCH và thể thức bầu BCH do đại hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Dinh dưỡng Việt Nam có các nhiệm vụ như sau:
- Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Quyết định mục tiêu phương hướng nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
- Sửa đổi điều lệ Hội (nếu có yêu cầu)
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội: số lượng Ban Chấp hành và thể thức bầu Ban Chấp hành do đại hội quyết định
Ban thường vụ của Hội Dinh dưỡng Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam ban hành kèm Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về nhiệm vụ của Ban thường vụ như sau:
Nhiệm vụ của Ban thường vụ
1. Ban thường vụ có nhiệm vụ:
Thay mặt BCH chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội giữa 2 kỳ họp.
- Bầu ra Ban Thường trực. Thay mặt Ban Thường vụ, điều hành các hoạt động của hội
- Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của BCH.
- Quyết định thành lập các Ban và các tổ chức trực thuộc Hội.
- Quyết định tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.
- Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội.
- Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn hoạt động của các Hội địa phương, chỉ đạo các ban chuyên môn của Hội và quy định chế độ thống kê báo cáo các hoạt động của Hội.
- Quyết định cử cán bộ đi dự Hội nghị khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của nhà nước.
- Quyết định các vấn đề thi đua khen thưởng và kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
2. Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định về tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của các Ban và các tổ chức trực thuộc trung ương Hội. Ban Thường vụ họp 3 tháng 1 lần.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Ban thường vụ của Hội Dinh dưỡng Việt Nam có các nhiệm vụ như sau:
- Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội giữa 2 kỳ họp.
- Bầu ra Ban Thường trực. Thay mặt Ban Thường vụ, điều hành các hoạt động của hội
- Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.
- Quyết định thành lập các Ban và các tổ chức trực thuộc Hội.
- Quyết định tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.
- Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội.
- Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn hoạt động của các Hội địa phương, chỉ đạo các ban chuyên môn của Hội và quy định chế độ thống kê báo cáo các hoạt động của Hội.
- Quyết định cử cán bộ đi dự Hội nghị khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của nhà nước.
- Quyết định các vấn đề thi đua khen thưởng và kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?