Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam có trụ sở đặt ở đâu? Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam có trụ sở đặt ở đâu?
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 thì:
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nhân tư nhân là công dân Việt Nam (trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... mà không thuộc các doanh nghiệp nhà nước), tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Điều 3 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà các doanh nhân tư nhân là các công dân Việt Nam có các hoạt động từ khi gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh đến khi rút khỏi thị trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam được quy định tại Điều 6, Điều 7 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
* Quyền hạn
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các dịch vụ theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
* Nhiệm vụ
- Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
- Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?