Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là cơ quan gì? Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia do ai giữ chức danh?
Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là cơ quan gì?
Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (Hình từ internet)
Theo Điều 1 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:
Thành lập, vị trí và chức năng của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia
1. Thành lập Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng), là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân.
Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Council for Nuclear Safety (NCNS).
2. Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.
3. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm.
Theo đó, Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân.
- Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Council for Nuclear Safety (NCNS).
- Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.
- Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm.
Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia do ai giữ chức danh?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:
Thành viên của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Công Thương.
4. Các Ủy viên Hội đồng:
a) Thứ trưởng Bộ Y tế;
b) Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Thứ trưởng Bộ Công an;
d) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
e) Một số chuyên gia về an toàn hạt nhân.
5. Chủ tịch Hội đồng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định danh sách các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giữ chức danh.
Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng;
b) Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Quyết định này;
c) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng;
d) Phân công trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng;
đ) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
e) Triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng;
g) Thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn khi cần thiết;
h) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đồng;
i) Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở hạt nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác của Hội đồng khi cần thiết.
...
Căn cứ trên quy định quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng;
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010 và Điều 2 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010, cụ thể:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử, trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và xử lý đối với sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng.
2. Đánh giá báo cáo của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về kết quả thẩm định vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân, kết quả kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân.
3. Trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Công Thương trước khi Bộ Công Thương cấp giấy phép vận hành thử và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân.
4. Tổ chức khảo sát thực tiễn, thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn hạt nhân.
6. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng và những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân.
- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng;
- Phân công trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng;
- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng;
- Thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn khi cần thiết;
- Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đồng;
- Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở hạt nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác của Hội đồng khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?