Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gồm có những thành phần nào? Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gồm có những thành phần nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/2004/QĐ-DSGĐTE có quy định về hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam như sau:
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
1. Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng Bảo trợ) gồm những người có uy tín, tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tự nguyện tham gia bảo trợ và vận động nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
2. Hội đồng Bảo trợ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Giám đốc Quỹ và một số thành viên. Hội đồng Bảo trợ có Thường trực Hội đồng để điều hành công việc giữa các kỳ họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng Bảo trợ, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
…
Theo quy định trên, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Giám đốc Quỹ và một số thành viên, Hội đồng Bảo trợ có Thường trực Hội đồng để điều hành công việc giữa các kỳ họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng Bảo trợ, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Hình từ Internet)
Chủ tịch của Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam do ai mời?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/2004/QĐ-DSGĐTE, có quy định về hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam như sau:
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
…
3. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng bảo trợ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em mời.
Các thành viên khác của Hội đồng Bảo trợ do Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em mời và quyết định theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Như vậy, Chủ tịch của Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em mời.
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/2004/QĐ-DSGĐTE có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Bảo trợ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Bảo trợ
1. Thông qua phương hướng và kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trên cơ sở chương trình kế hoạch hoạt động của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
2. Bảo trợ và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động tài trợ nhằm phát triển nguồn vốn cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Như vậy, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thông qua phương hướng và kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trên cơ sở chương trình kế hoạch hoạt động của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
- Bảo trợ và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động tài trợ nhằm phát triển nguồn vốn cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/2004/QĐ-DSGĐTE có quy định về chế độ làm việc của Hội đồng Bảo trợ như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng Bảo trợ
1. Hội đồng Bảo trợ làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số (quá 1/2 số thành viên Hội đồng Bảo trợ đồng ý), Hội đồng Bảo trợ họp thường kỳ một năm 2 lần, trường hợp cần thiết có thể triệu tập họp bất thường theo quyết định của thường trực Hội đồng Bảo trợ hoặc ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng Bảo trợ yêu cầu.
Thường trực Hội đồng Bảo trợ chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập hội nghị.
2. Trong trường hợp thành viên Hội đồng Bảo trợ không có điều kiện tiếp tục tham gia hoạt động thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quyết định người thay thế theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Theo đó, chế độ làm việc của Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam như sau:
- Hội đồng Bảo trợ làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số (quá 1/2 số thành viên Hội đồng Bảo trợ đồng ý), Hội đồng Bảo trợ họp thường kỳ một năm 2 lần, trường hợp cần thiết có thể triệu tập họp bất thường theo quyết định của thường trực Hội đồng Bảo trợ hoặc ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng Bảo trợ yêu cầu; Thường trực Hội đồng Bảo trợ chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập hội nghị.
- Trong trường hợp thành viên Hội đồng Bảo trợ không có điều kiện tiếp tục tham gia hoạt động thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quyết định người thay thế theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?