Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có chức năng và nhiệm vụ gì? Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia họp định kỳ bao lâu một lần?

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có chức năng và nhiệm vụ gì? Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia họp định kỳ bao lâu một lần? Cơ cấu tổ chức Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia như thế nào? - Câu hỏi của anh Tuấn Tú đến từ Tiền Giang

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có chức năng và nhiệm vụ gì?

Căn cứ vào Điều 2 và Điều 3 Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia do Thủ tướng chính phủ ban hành như sau:

Điều 2. Vị trí, chức năng của Hội đồng
1. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Hội đồng thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ với hai hình thức: tư vấn theo yêu cầu và tư vấn độc lập.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
1. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các nội dung sau:
a) Phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích quốc gia đặc biệt;
c) Công nhận bảo vật quốc gia;
d) Đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
đ) Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
e) Thẩm định các hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa di tích, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản thế giới;
g) Các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội;
h) Tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.
2. Thẩm định hồ sơ về di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
3. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề quan trọng khác về di sản văn hóa do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc Hội đồng thấy cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức các hoạt động của Hội đồng (các phiên họp thường kỳ và đột xuất, chuyên đề, khảo sát, hội thảo khoa học, hợp tác quốc tế...).
5. Hội đồng có con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí hoạt động của Hội đồng (không bao gồm tiền lương) do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các nội dung sau:

+ Phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích quốc gia đặc biệt;

+ Công nhận bảo vật quốc gia;

+ Đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;

+ Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;

+ Thẩm định các hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa di tích, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản thế giới;

+ Các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội;

+ Tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.

+ Thực hiện một số chức năng khác.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có chức năng và nhiệm vụ gì?

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có chức năng và nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia họp định kỳ bao lâu một lần?

Căn cứ vào Điều 6 Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia do Thủ tướng chính phủ ban hành như sau:

Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo kế hoạch hằng năm do Chủ tịch Hội đồng quyết định phê duyệt.
2. Tập thể, công khai, dân chủ tại các phiên họp để quyết nghị những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
3. Quyết nghị của Hội đồng được biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai và phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt tán thành; đồng thời, các ý kiến khác cũng phải được ghi nhận đầy đủ trong biên bản của phiên họp Hội đồng.
4. Các thành viên Hội đồng tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Các đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực; không nhân danh Ủy viên Hội đồng để tuyên truyền những thông tin, chủ trương khác với chủ trương chính sách của Nhà nước và kết luận thống nhất chung của Hội đồng.
5. Các phiên họp của Hội đồng chỉ tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng dự họp (tỷ lệ 2/3 được tính bao gồm cả các thành viên vắng mặt có lý do nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp).
6. Hội đồng họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề 3 tháng một lần. Khi cần thiết, có thể triệu tập các phiên họp bất thường, đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quyết định hoặc đề nghị của trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng.
7. Các cuộc họp định kỳ, chuyên đề hoặc đột xuất của Hội đồng, Thường trực Hội đồng có thể được tiến hành theo các hình thức: Họp trực tiếp, họp qua mạng hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
8. Đối với chủ trương và chính sách quan trọng về lĩnh vực di sản văn hóa hoặc tùy theo nội dung của phiên họp, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc mở rộng thành phần mời họp Hội đồng. Các đại biểu khách mời mở rộng không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội đồng.
9. Trong một số trường hợp cụ thể Chủ tịch Hội đồng có thể lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng bằng văn bản trực tiếp hoặc qua thư điện tử, sau đó báo cáo lại tại phiên họp thường kỳ Hội đồng mà không cần triệu tập họp Hội đồng.
10. Hằng năm, Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện chương trình hoạt động của Hội đồng và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, giải quyết.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề 3 tháng một lần. Khi cần thiết, có thể triệu tập các phiên họp bất thường, đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quyết định hoặc đề nghị của trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng.

Các phiên họp của Hội đồng chỉ tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng dự họp (tỷ lệ 2/3 được tính bao gồm cả các thành viên vắng mặt có lý do nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp).

Cơ cấu tổ chức Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia như sau:

(1) Thành phần tham gia Hội đồng có số lượng không quá 27 thành viên; gồm: Chủ tịch, một Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, một Phó Chú tịch phụ trách lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu, một Ủy viên thường trực và các Ủy viên Hội đồng.

(2) Ủy viên Hội đồng là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức, uy tín, năng lực chuyên môn cao trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, bảo tàng, kiến trúc, tài nguyên và môi trường, di sản tư liệu và các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa, bảo đảm đại diện cho các vùng, miền, có đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ được giao. Khuyến khích và ưu tiên lựa chọn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế với UNESCO về di sản văn hóa.

(3) Hội đồng có các nhóm ngành chuyên môn được thành lập phù hợp với chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Hội đồng;

(4) Nhiệm kỳ công tác của các thành viên Hội đồng là 5 năm. Thành viên Hội đồng tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

(5) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thường trực Hội đồng, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Danh sách Thường trực Hội đồng nhiệm kỳ 2020 - 2024 ban hành kèm theo Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020).

(6) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định bổ nhiệm, điều chỉnh, bổ sung, thay thế các thành viên Hội đồng và quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.

(7) Hội đồng có cơ quan giúp việc là Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ủy viên thường trực Hội đồng chỉ đạo trực tiếp. Văn phòng Hội đồng sử dụng công chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
Di sản văn hóa Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
Pháp luật
Việc xây dựng và tiêu chuẩn phát huy giá trị di sản văn hóa mới tiệm cận với tiêu chí, tiêu chuẩn của tổ chức nào tại Nghị quyết 09-NQ/TU 2022?
Pháp luật
Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?
Pháp luật
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào trong Luật Di sản văn hóa?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mới nhất ra sao?
Pháp luật
Mức lương viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa có trình độ trung cấp khi hết thời gian tập sự là bao nhiêu?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là gì? Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa thế giới là gì? Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới được lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,801 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Di sản văn hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào