Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng?

Thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm mục đích gì? Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh T. (Hà Nội)

Thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 974/QĐ-TTg năm 2023, việc thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 974/QĐ-TTg năm 2023, việc thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chức năng của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long được căn cứ theo Điều 2 Quyết định 974/QĐ-TTg năm 2023 về thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau:

- Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng? (Hình từ Internet)

Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo Điều 3 Quyết định 974/QĐ-TTg năm 2023 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng
1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điều phối các hoạt động trong lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Quy hoạch quốc gia trong phạm vi liên quan, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách liên kết vùng, tiểu vùng được thực hiện đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.
4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP), nhất là trong phát triển hạ tầng chiến lược, quan trọng của vùng.
5. Điều phối các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu, đề xuất việc hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố nằm ngoài thẩm quyền của từng địa phương trong vùng.
7. Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.
8. Điều phối liên kết các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp; tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của Vùng gồm: lúa gạo, trái cây và thủy sản.
9. Điều phối các hoạt động hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu; phòng chống lũ; kiểm soát xâm nhập mặn; quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong mùa khô; xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao, cống, đập, vành đai rừng ngập mặn và các dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
10. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết lập hệ thống thông tin vùng.
11. Thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển Hiệp hội doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội liên minh, liên minh hợp tác xã của toàn vùng.
12. Quyết định sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực khác được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng vùng.
13. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long có phải là Thủ tướng Chính phủ hay không?
Pháp luật
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long
1,097 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào