Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập trong trường hợp nào? Do ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập trong trường hợp nào?
Hội đồng Kiểm toán nhà nước được quy định theo khoản 2 Điều 18 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước
1. Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng; giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước, quyết định thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng. Hội đồng Kiểm toán nhà nước do một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước làm Chủ tịch. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời các chuyên gia không thuộc Kiểm toán nhà nước tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng Kiểm toán nhà nước tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ.
Theo quy định nêu trên Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng.
Đồng thời, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.
Hội đồng Kiểm toán nhà nước do ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Hội đồng Kiểm toán nhà nước được quy định theo khoản 2 Điều 18 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước
1. Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng; giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước, quyết định thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng. Hội đồng Kiểm toán nhà nước do một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước làm Chủ tịch. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời các chuyên gia không thuộc Kiểm toán nhà nước tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng Kiểm toán nhà nước tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ.
Theo quy định nêu trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước.
Theo Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Hội đồng Kiểm toán nhà nước được thành lập trong trường hợp nào? Do ai có thẩm quyền quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc thế nào?
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước được quy định theo Điều 19 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước
1. Làm việc theo chế độ tập thể.
2. Quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Biên bản và các tài liệu của Hội đồng Kiểm toán nhà nước được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Căn cứ trên quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước như sau:
- Làm việc theo chế độ tập thể.
- Quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Biên bản và các tài liệu của Hội đồng Kiểm toán nhà nước được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Quy chế làm việc của Hội đồng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-KTNN năm 2008 có quy định về nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng
1. Đảm bảo nguyên tắc làm việc theo quy định tại Điều 26 Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:
a) Thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước;
b) Các ý kiến của thành viên Hội đồng được ghi vào biên bản của Hội đồng. Biên bản và các tài liệu khác của Hội đồng được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
2. Hội đồng chỉ họp khi phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt, trong đó có Chủ tịch Hội đồng.
3. Kết quả biểu quyết phải được ít nhất 2/3 số thành viên có mặt của Hội đồng tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu nhập của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào? Nguyên tắc ghi nhận thu nhập của Quỹ hỗ trợ nông dân?
- Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 175? Mẫu dấu thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất theo Nghị định 175?
- Vi phạm giao thông từ năm 2024 sẽ bị phạt theo mức cũ hay mức mới? Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe?
- Phiếu thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là mẫu nào?